Page 89 - Chính trị
P. 89

Tập trung đổi mới, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về văn
                   hóa đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững. Đẩy nhanh việc thể chế hóa, cụ thể
                   hóa các quan điểm, đường lối của Đảng về văn hóa. Chấn chỉnh và quản lý tốt
                   các hoạt động lễ hội. Rà soát, phát triển hợp lý các thiết chế văn hóa.Hoàn thiện
                   hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, cơ chế, chính sách về văn hóa, về quyền
                   tác giả và các quyền liên quan, phù hợp với chuẩn mực quốc tế và thực tiễn Việt
                   Nam.

                         Xây dựng chiến lược phát triển đội ngũ cán bộ văn hóa. Coi trọng quy
                   hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, bố trí cán bộ lãnh đạo, quản lý văn hóa, cán bộ làm
                   công tác khoa học, chuyên gia đầu ngành, cán bộ ở cơ sở.

                         Mức đầu tư của Nhà nước cho văn hóa phải tương ứng với mức tăng trưởng
                   kinh tế. Đẩy mạnh xã hội hóa nhằm huy động các nguồn đầu tư, tài trợ, hiến tặng
                   cho phát triển văn hóa, xây dựng con người.

                         II. Giải pháp phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa, con người ở Việt
                   Nam hiện nay

                         1. Nội dung phát triển kinh tế, xã hội
                           Thực hiện nhất quán, lâu dài chính sách phát triển nền kinh tế nhiều
                             thành phần, phát huy vai trò của nền kinh tế nhà nước

                         Phát triển nền kinh tế nhiều thành phần là giải phóng sức sản xuất của xã
                   hội, nhằm huy động các nguồn lực phát triển kinh tế thị trường; đông thời tạo
                   môi trường cạnh tranh trong nền kinh tế và đó là động lực thúc đẩy sự phát triển
                   bền vững.

                         Đẩy mạnh đổi mới, sắp xếp và nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh
                   nghiệp nhà nước. Cơ cấu lại ngành nghề kinh doanh của các tập đoàn kinh tế và
                   tổng công ty nhà nước, tập trung vào một số ngành và lĩnh vực then chốt của nền
                   kinh tế. Đổi mới tổ chức, cơ chế hoạt động của các đơn vị dịch vụ công phù hợp
                   kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

                         Phát triển kinh tế tập thể với nhiều hình thức đa dạng, mà nòng cốt là hợp
                   tác xã. Tạo điều kiện phát triển các trang trại ở nông thôn và hình thành hợp tác
                   xã của các chủ trang trại.

                         Hoàn thiện cơ chế, chính sách để phát triển mạnh kinh tế tư nhân ở hầu hết
                   các ngành lĩnh vực kinh tế theo quy hoạch và quy định của pháp luật. Hỗ trợ các
                   doanh nghiệp vừa và nhỏ, các trang trại, hộ sản xuất kinh doanh; đặc biệt trong
                   nông nghiệp, nông thôn đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế thị trường, hội nhập
                   kinh tế quốc tế.
                         Thu hút mạnh đầu tư trực tiếp của nước ngoài và các ngành lĩnh vực kinh
                   tế nhất là lĩnh vực công nghệ cao phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế đất
                   nước.

                           Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước gắn với phát triển
                             kinh tế tri thức và bảo vệ tài nguyên môi trường.



                                                               9
   84   85   86   87   88   89   90   91   92   93   94