Page 91 - Chính trị
P. 91
của văn minh nhân loại, có thể tồn tại và thích ứng với nhiều hình thái xã hội
khác nhau; kinh tế thị trường phát triển với trình độ cao dưới chủ nghĩa tư bản
song không đồng nhất với chủ nghĩa tư bản và cũng không đối lập với chủ nghĩa
xã hội (CNXH).
Dù không phải là một cơ chế hoàn hảo, song kinh tế thị trường vẫn chứng
tỏ là một cơ chế huy động, phân bổ nguồn lực, thúc đẩy sáng tạo và phát triển
được coi là ưu thế nhất hiện nay.
Một quốc gia dựa trên nền tảng thị trường để phát triển kinh tế có thể chưa
chắc thành công, song một quốc gia không có nền kinh tế thị trường chắc chắn
sẽ không thể phát triển trong dài hạn.Tự thân kinh tế thị trường không đưa đến
chủ nghĩa xã hội, nhưng muốn xây dựng CNXH thành công dứt khoát phải phát
triển kinh tế thị trường.
Kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta là một mô hình hoàn toàn
mới, chưa có tiền lệ trong lịch sử và thời gian phát triển hơn 30 năm. Do vậy,
phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN là một quá trình hoàn thiện, đổi
mới và sáng tạo không ngừng trong nhận thức, tư duy lý luận và thực tiễn.
Các thành phần kinh tế hoạt động theo pháp luật đều là bộ phận hợp thành
quan trọng của nền kinh tế, bình đẳng trước pháp luật, cùng phát triển lâu dài,
hợp tác và cạnh tranh lành mạnh. Kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo. Kinh tế
tập thể không ngừng được củng cố và phát triển. Kinh tế nhà nước cùng với kinh
tế tập thể ngày càng trở thành nền tảng vững chắc của nền kinh tế quốc dân. Kinh
tế tư nhân là một trong những động lực của nền kinh tế. Kinh tế có vốn đầu tư
nước ngoài được khuyến khích phát triển. Các hình thức sở hữu hỗn hợp và đan
kết với nhau hình thành các tổ chức kinh tế đa dạng ngày càng phát triển. Các
yếu tố thị trường được tạo lập đồng bộ, các loại thị trường từng bước được xây
dựng, phát triển, vừa tuân theo quy luật của kinh tế thị trường, vừa bảo đảm tính
định hướng xã hội chủ nghĩa. Phân định rõ quyền của người sở hữu, quyền của
người sử dụng tư liệu sản xuất và quyền quản lý của Nhà nước trong lĩnh vực
kinh tế, bảo đảm mọi tư liệu sản xuất đều có người làm chủ, mọi đơn vị kinh tế
đều tự chủ, tự chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh của mình. Quan hệ phân
phối bảo đảm công bằng và tạo động lực cho phát triển; các nguồn lực được phân
bổ theo chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội; thực hiện chế
độ phân phối chủ yếu theo kết quả lao động, hiệu quả kinh tế, đồng thời theo
mức đóng góp vốn cùng các nguồn lực khác và phân phối thông qua hệ thống an
sinh xã hội, phúc lợi xã hội. Nhà nước quản lý nền kinh tế, định hướng, điều tiết,
thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội bằng pháp luật, chiến lược, quy hoạch, kế
hoạch, chính sách và lực lượng vật chất.
Phát triển kinh tế là nhiệm vụ trung tâm; thực hiện công nghiệp hoá, hiện
đại hoá đất nước gắn với phát triển kinh tế tri thức và bảo vệ tài nguyên, môi
trường; xây dựng cơ cấu kinh tế hợp lý, hiện đại, có hiệu quả và bền vững, gắn
kết chặt chẽ công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ. Coi trọng phát triển các ngành
công nghiệp nặng, công nghiệp chế tạo có tính nền tảng và các ngành công
nghiệp có lợi thế; phát triển nông, lâm, ngư nghiệp ngày càng đạt trình độ công
11