Page 92 - Chính trị
P. 92

nghệ cao, chất lượng cao gắn với công nghiệp chế biến và xây dựng nông thôn
                   mới. Bảo đảm phát triển hài hoà giữa các vùng, miền; thúc đẩy phát triển nhanh
                   các vùng kinh tế trọng điểm, đồng thời tạo điều kiện phát triển các vùng có nhiều
                   khó khăn. Xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ, đồng thời chủ động, tích cực
                   hội nhập kinh tế quốc tế.

                           Tăng trưởng kinh tế gắn với tiến bộ và công bằng xã hội

                         Trải qua các giai đoạn phát triển của đất nước, từ nhận thức đúng đắn tính
                   thống nhất và mâu thuẫn trong quá trình thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội,
                   Đảng Cộng sản Việt Nam đã từng bước đề ra những quan điểm, chủ trương đúng
                   đắn để xử lý mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với phát triển văn hóa, thực
                   hiện tiến bộ và công bằng xã hội. Tư tưởng đó dần được hoàn thiện qua các kỳ
                   đại hội của Đảng.

                         Thứ nhất, hoàn thiện mô hình tổng quát giai đoạn 2016-2020 và tầm nhìn
                   đến 2030. Mô hình phát triển kinh tế Việt Nam lựa chọn trong giai đoạn tới tiếp
                   tục phải là mô hình “gắn kết hài hòa tăng trưởng kinh tế với phát triển văn hóa,
                   thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội, nâng cao đời sống nhân dân; bảo vệ, cải
                   thiện môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu và bảo đảm quốc phòng, an ninh”.
                   Nội dung chính của mô hình này là: thực hiện việc kết hợp tăng trưởng kinh tế
                   nhanh với công bằng xã hội ngay từ đầu khi xây dựng, thực thi chính sách kinh
                   tế - xã hội và trong toàn bộ tiến trình phát triển; kết hợp chặt chẽ, hợp lý và hài
                   hòa cả ba mặt là kinh tế, xã hội và môi trường.

                         Thứ hai, hoàn thiện thể chế, phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội
                   chủ nghĩa; chủ động hội nhập quốc tế; đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa
                   gắn với phát triển kinh tế tri thức, bảo vệ tài nguyên, môi trường để phát triển
                   nhanh và bền vững. Cụ thể là: tuân thủ đầy đủ các quy luật của kinh tế thị trường;
                   phát triển đồng bộ và vận hành thông suốt các yếu tố, các loại thị trường trong
                   nước; mở rộng, đa dạng hóa thị trường ngoài nước; phát huy đồng bộ các thành
                   phần kinh tế; đề cao vai trò của kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng của
                   nền kinh tế, nhằm huy động tốt nhất mọi nguồn lực trong dân. Tập trung thực
                   hiện đổi mới mô hình tăng trưởng; cơ cấu lại nền kinh tế, trọng tâm là thực hiện
                   thành công ba khâu đột phá chiến lược; thực hiện mô hình tăng trưởng dựa trên
                   năng suất, hiệu quả và lợi thế so sánh, hướng tới mục tiêu dài hạn, bền vững,
                   hiệu quả và vì con người; hoàn thiện pháp luật, nâng cao hiệu quả quản lý nhà
                   nước về an sinh xã hội; đẩy mạnh giảm nghèo bền vững, nhất là ở các vùng đặc
                   biệt khó khăn và có chính sách đặc thù để giảm nghèo nhanh hơn trong đồng bào
                   dân tộc thiểu số; hỗ trợ phát triển sản xuất, tạo việc làm, học nghề và đưa lao
                   động đi làm việc ở nước ngoài; thực hiện Chương trình nghị sự 2030 của Liên
                   Hợp Quốc, lồng ghép hiệu quả các mục tiêu phát triển bền vững vào kế hoạch
                   phát triển kinh tế - xã hội của cả nước, từng ngành, từng địa phương.

                         Thứ ba, hoàn thiện chính sách phân phối. Chính sách phân phối và phân
                   phối lại phải bảo đảm lợi ích của Nhà nước, người lao động và doanh nghiệp.
                   Chú trọng phân phối lại qua phúc lợi xã hội, đặc biệt trong lĩnh vực y tế, giáo
                   dục. Thực hiện chế độ phân phối chủ yếu theo kết quả lao động, hiệu quả kinh

                                                               12
   87   88   89   90   91   92   93   94   95   96   97