Page 83 - Chính trị
P. 83
Những nhận thức có giá trị định hướng trên đây cần được tiếp tục cụ thể
hóa, thể chế hóa phù hợp với từng giai đoạn phát triển trong thời kỳ quá độ lên
chủ nghĩa xã hội.
Đến năm 2020, phấn đấu cơ bản hoàn thiện đồng bộ hệ thống thể chế kinh
tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa theo các tiêu chuẩn phổ biến của nền
kinh tế thị trường hiện đại và hội nhập quốc tế; bảo đảm tính đồng bộ giữa thể
chế kinh tế và thể chế chính trị, giữa Nhà nước và thị trường; bảo đảm sự hài hòa
giữa tăng trưởng kinh tế với phát triển văn hóa, phát triển con người, thực hiện
tiến bộ, công bằng xã hội, bảo đảm an sinh xã hội, bảo vệ môi trường, phát triển
xã hội bền vững; chủ động, tích cực hội nhập kinh tế quốc tế gắn với xây dựng
nền kinh tế độc lập, tự chủ; bảo đảm tính công khai, minh bạch, tính dự báo được
thể hiện trong xây dựng và thực thi thể chế kinh tế, tạo điều kiện ổn định, thuận
lợi cho phát triển kinh tế - xã hội.
Tiếp tục hoàn thiện thể chế về sở hữu, phát triển các thành phần kinh
tế, các loại hình doanh nghiệp
Thể chế hóa quyền tài sản (bao gồm quyền sở hữu, quyền sử dụng, quyền
định đoạt và hưởng lợi từ sử dụng tài sản) của Nhà nước, tổ chức và cá nhân đã
được quy định trong Hiến pháp năm 2013. Bảo đảm công khai, minh bạch về
nghĩa vụ và trách nhiệm trong thủ tục hành chính nhà nước và dịch vụ công để
quyền tài sản được giao dịch thông suốt. Bảo đảm quyền quản lý, thu lợi của
Nhà nước đối với tài sản công và quyền bình đẳng trong việc tiếp cận, sử dụng
tài sản công của mọi chủ thể trong nền kinh tế. Nâng cao năng lực của các thiết
chế và hoàn thiện cơ chế giải quyết tranh chấp dân sự, tranh chấp kinh tế trong
bảo vệ quyền tài sản.
Mọi doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế đều phải hoạt động theo cơ
chế thị trường, bình đẳng và cạnh tranh theo pháp luật. Khuyến khích đẩy mạnh
quá trình khởi nghiệp kinh doanh. Có chính sách thúc đẩy phát triển các doanh
nghiệp Việt Nam cả về số lượng và chất lượng, thật sự trở thành lực lượng nòng
cốt, đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Bảo đảm quyền tự do
kinh doanh các lĩnh vực mà luật pháp không cấm; xây dựng, thực thi đồng bộ,
hiệu quả cơ chế hậu kiểm, tiếp tục hoàn thiện pháp luật về cạnh tranh, tăng cường
tính minh bạch đối với độc quyền nhà nước và độc quyền doanh nghiệp, kiểm
soát độc quyền kinh doanh. Hoàn thiện thể chế bảo vệ nhà đầu tư, quyền sở hữu
và quyền tài sản. Hoàn thiện pháp luật phá sản doanh nghiệp theo cơ chế thị
trường.
Tiếp tục đẩy mạnh cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước theo hướng: doanh
nghiệp nhà nước tập trung vào những lĩnh vực then chốt, thiết yếu; những địa
bàn quan trọng và quốc phòng, an ninh; những lĩnh vực mà doanh nghiệp thuộc
các thành phần kinh tế khác không đầu tư. Đẩy mạnh cổ phần hóa, bán vốn tại
những doanh nghiệp mà Nhà nước không cần nắm hoặc không cần giữ cổ phần
chi phối, kể cả những doanh nghiệp đang kinh doanh có hiệu quả. Hoàn thiện
thể chế định giá đất đai, tài sản hữu hình và tài sản vô hình (tài sản trí tuệ, thương
hiệu,...) trong cổ phần hóa theo nguyên tắc thị trường. Tách bạch nhiệm vụ sản
3