Page 82 - Chính trị
P. 82
xã hội (chỉ số phát triển con người, tuổi thọ bình quân, chỉ số bất bình đẳng trong
phân phối thu nhập, số bác sĩ trên 1 vạn dân, tỉ lệ lao động qua đào tạo,...); và
những tiêu chí phản ánh trình độ phát triển về môi trường (tỉ lệ dân số sử dụng
nước sạch, độ che phủ rừng, tỉ lệ giảm mức phát thải khí nhà kính,...).
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong giai đoạn tới là tiếp tục đẩy mạnh
thực hiện mô hình công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện phát triển kinh
tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế gắn với phát triển
kinh tế tri thức, lấy khoa học, công nghệ, tri thức và nguồn nhân lực chất lượng
cao làm động lực chủ yếu; huy động và phân bổ có hiệu quả mọi nguồn lực phát
triển. Xây dựng cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động hợp lý, phát huy lợi thế so
sánh, có năng suất lao động và năng lực cạnh tranh cao, tham gia sâu rộng vào
mạng sản xuất và chuỗi giá trị toàn cầu; có văn minh công nghiệp chiếm ưu thế
trong sản xuất và đời sống xã hội; phát triển nhanh và bền vững phù hợp với điều
kiện của từng giai đoạn.
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước tiến hành qua ba bước: tạo tiền đề,
điều kiện để công nghiệp hóa, hiện đại hóa; đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại
hóa; và nâng cao chất lượng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Trong 5 năm tới,
tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, chú trọng công nghiệp
hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, phát triển nhanh, bền vững; phấn đấu
sớm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại.
Phương hướng, mục tiêu phát triển nền kinh tế thị trường định hướng
xã hội chủ nghĩa
Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nền kinh
tế vận hành đầy đủ, đồng bộ theo các quy luật của kinh tế thị trường, đồng thời
bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa phù hợp với từng giai đoạn phát triển của
đất nước. Đó là nền kinh tế thị trường hiện đại và hội nhập quốc tế; có sự quản
lý của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh
đạo, nhằm mục tiêu "dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh".
Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Việt Nam có quan hệ
sản xuất tiến bộ phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất; có nhiều
hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế, trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò
chủ đạo, kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng của nền kinh tế; các chủ thể
thuộc các thành phần kinh tế bình đẳng, hợp tác và cạnh tranh theo pháp luật; thị
trường đóng vai trò chủ yếu trong huy động và phân bổ có hiệu quả các nguồn
lực phát triển, là động lực chủ yếu để giải phóng sức sản xuất; các nguồn lực nhà
nước được phân bổ theo chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phù hợp với cơ chế thị
trường. Nhà nước đóng vai trò định hướng, xây dựng và hoàn thiện thể chế kinh
tế, tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng, minh bạch và lành mạnh; sử dụng các
công cụ, chính sách và các nguồn lực của Nhà nước để định hướng và điều tiết
nền kinh tế, thúc đẩy sản xuất kinh doanh và bảo vệ môi trường; thực hiện tiến
bộ, công bằng xã hội trong từng bước, từng chính sách phát triển. Phát huy vai
trò làm chủ của nhân dân trong phát triển kinh tế - xã hội.
2