Page 128 - Chính trị
P. 128

Song song với những giải pháp phát triển năng lực cho người lao động
                     thì người lao động cần rèn luyện phẩm chất đạo đức của mình

                           - Người lao động tốt là người chấp hành kỷ luật lao động. Cụ thể, là
                     những quy định về việc tuân thủ thời gian, quy trình công nghệ và phối hợp
                     trong tổ chức, bảo vệ tài sản và bí mật công nghệ, thể hiện trong nội quy lao
                     động.Việc chấp hành tốt kỷ luật lao động là yêu cầu cơ bản, bản chất của
                     người lao động trong thời đại mới. Nếu người lao động vô kỷ luật sẽ gây ảnh
                     hưởng đến người lao động khác, đến tập thể trong tổ chức và xã hội; ảnh
                     hưởng tới hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh, hoặc gây ra những thiệt
                     hại về vật chất, tài sản...

                           - Người lao động tốt là người yêu nghề, giữ gìn đạo đức nghề nghiệp,
                     say mê nghiên cứu, sáng tạo trong quá trình làm việc.

                           - Người lao động tốt là người tự chủ trong công việc, đoàn kết với tập
                     thể và kiên trì với công việc.
                           Đấy cũng chính là cấu trúc nhân cách của một con người, một người
                     lao động tốt với đầy đủ cả “đức” và “tài”.

                           II. Nội dung tu dưỡng và rèn luyện để trở thành người công dân
                     tốt, người lao động tốt

                           Hoạt động “dạy” và “học” với mục tiêu chung là trang bị kiến thức, kỹ
                     năng và hình thành thái độ nghề nghiệp cần thiết cho người học để người học
                     trở thành người công dân tốt, người lao động tốt.

                           1. Phát huy truyền thống yêu nước, trung thành với sự nghiệp cách
                     mạng của nhân dân Việt Nam
                           Dân tộc Việt Nam trong tiến trình lịch sử dựng nước và giữ nước, sự
                     gắn bó nhà, làng, nước đã hun đúc tinh thần yêu nước, ý chí tự lực, tự cường

                     của mỗi người dân. Truyền thống dân tộc, là bài học lịch sử quý báu truyền
                     trao cho thế hệ sau nhằm hình thành những phẩm chất đạo đức tốt của mỗi
                     người dân, tiếp nối truyền thống yêu nước hào hùng, xây dựng lòng tự hào
                     dân tộc.
                           Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định “Trung với nước, hiếu với dân”
                     là chuẩn mực đạo đức cách mạng quan trọng nhất quy định hành vi, ứng xử
                     của cá nhân đối với cộng đồng. Ngày nay, thế hệ trẻ cần hiểu trung với nước
                     là trung thành với sự nghiệp cách mạng mà Đảng, nhân dân và Bác Hồ đã
                     chọn. Nhận thức rõ con đường quá độ lên Chủ nghĩa xã hội ở nước ta là một
                     tất yếu khách quan. Vì vậy, cần có ý chí quyết tâm học tập và rèn luyện, góp
                     sức vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước vì mục tiêu dân
                     giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

                           Người học nhận thức rõ đất nước là của nhân dân, do dân, vì dân. Trách
                     nhiệm của người dân trong công cuộc đổi mới là tương lai của dân tộc, hạnh
                     phúc của mỗi gia đình.



                                                              10
   123   124   125   126   127   128   129   130