Page 89 - Giáo trình môn học Cấu tạo cơ thể
P. 89
tạo các base tự do, ribose hoặc ribose-1-phosphat nhờ các enzym
nucleosidase và nucleoside phosphorylase:
nucleosidase
Nucleosid + H O base + ribose
2
nucleosid phosphorylase
Nucleosid + Pi base + ribose-1-P
Các acid nucleic trong tế bào thường xuyên bị thoái hoá và quá trình đó
nằm trong sự biến đổi liên tục của tất cả các bộ phận cấu thành tế bào.
3.5. Thoái hoá purin nucleotid
’
- Khởi đầu là phản ứng thuỷ phân gốc phosphat dưới tác dụng của 5
nucleotidase. Adenylate (adenosine nucleotide) tạo thành adenosine.
Adenosine tiếp tục bị khử amin thành inosine với sự xúc tác của adenosine
deaminase. Inosine bị thuỷ phân giải phóng hypoxanthine và ribose-1-P dưới
tác dụng của nucleosidase. Hypoxanthine oxy hoá thành xanthine rồi thành
acid uric với tác dụng của xanthine oxydase.
- Guanylate (guanosin nucleotide) trước hết bị thuỷ phân tạo thành
’
guanosine dưới tác dụng của 5 nucleotidase. Guanosin tiếp tục bị thuỷ phân
giải phóng guanin tự do và ribose-1-P với sự xúc tác của nucleosidase.
Guanine lại bị khử amin để tạo thành xanthine nhờ enzym xanthine
deaminase. Sau đó xanthine bị oxy hoá tạo acid uric với sự tham gia của
xanthine oxidase.
- Sản phẩm thoái hóa cuối cùng của base purin là acid uric. Nồng độ
acid uric trong máu người bình thường là 2,2- 8 mg/dL (130- 480 mol/L).
Lượng acid uric trong nước tiểu 0,3- 0,8 g/24h và thay đổi theo chế độ ăn.
trong bệnh Gout, bệnh tăng bạch cầu, lượng acid uric trong máu có thể tăng
tới 7-8 g/dL, có sự lắng đọng urat tại một số tổ chức như sụn, bao gân, túi
nhày của các khớp, đôi khi cả ở thận và cơ.
85