Page 57 - Giáo trình môn học Cấu tạo cơ thể
P. 57

9.2. Kỹ thuật lấy máu

                              Thời gian buộc garo thường buộc garo ở vị trí lấy máu tĩnh mạch. Tại

                         thời điểm 3 phút, sự ứ đọng máu làm tăng sự phân huỷ yếm khí glucose máu

                         và làm giảm pH máu cùng sự tích tụ của latate.
                                                                             +
                              Hiện tượng thiếu oxy dẫn đến giải phóng K  từ tế bào. Có sự tăng nồng
                         độ ion Ca và Mg ở máu trong thời gian buộc garo.

                         9.3. Chất chống đông

                              + Chất chông đông sử dụng trong xét nghiệm hoá sinh là heparin

                              Heparin dưới dạng các muối như: amoni, Li, Na, K được sử dụng theo tỷ
                         lệ 25U/ml máu, hay 0,01 - 0,1ml heparin/ml máu. Ý nghĩa thường dùng cho

                         xét nghiệm sinh hóa cơ bản, không ảnh hưởng đến điện giải, nhưng lại làm

                         thay đổi hình thái tế bào.

                              Heparin nước có thể gây sai số do pha loãng mẫu máu, điều này có thể

                         khắc phục bằng cách làm đông khô heparin.

                              Ở các bệnh nhân bị chứng tăng tiểu cầu (thrombocytosis), giá trị tiểu cầu

                                                                                    +
                         vượt trên 800.000/μL (hoặc Giga/L), việc định lượng K  không thể thực hiện
                         được trong huyết thanh, cần phải sử dụng thay thế bằng huyết tương chống

                         đông với heparin.

                              + Fluoride (muối Na) được sử dụng với nồng độ 2 mg/ml máu. Fluoride

                         có tác dụng cản trở sự đông máu và sự đường phân (glycolysis), nên thường

                         được sử dụng để định lượng glucose máu, tốc độ đường phân (glycolysis) là

                         khoảng 7% mỗi giờ nên cần phải thêm một chất ức chế quá trình đường phân,

                         như NaF (sodium fluoride) hoặc iodoacetate vào ống lấy mẫu máu trước nếu
                         mẫu máu chưa được làm xét nghiệm trước một tiếng sau lấy máu .

                              Ngoài các xét nghiệm đường, điện giải các xét nghiệm khác có thể dùng

                         chất chống đông như EDTA, natricitrat.

                         9.4. Cách bảo quản và vận chuyển mẫu máu

                              -  Sau  khi  ly  tâm    máu  toàn  phần  ở  khoảng  3.000  vòng/  phút  trong
                         10  phút, phần dịch nổi (supernatant) phía trên là huyết thanh, tách ngay huyết

                         thanh ra khỏi khối hồng cầu. Trì hoãn việc tách hồng cầu khỏi huyết thanh sẽ



                                                                 53
   52   53   54   55   56   57   58   59   60   61   62