Page 27 - Giáo trình môn học Cấu tạo cơ thể
P. 27
- Các hoá chất được dùng rộng rãi trong sản xuất công nông nghiệp có
độc tính đối với phôi thai gồm có xăng, benzen, phenol, formon, chì, hơi thuỷ
ngân, thuốc trừ sâu diệt cỏ DDT-666.
- Thiếu oxy: việc thiếu oxy trong thời kì hình thành cơ quan kìm hãm
việc tạo nhau và sự phát triển của phôi; trong hàng loạt trường hợp dẫn tới sự
phát triển của các dị tật bẩm sinh hay chết phôi. Nếu thiếu oxy mạn trong thời
kì thai cũng kìm hãm sự phát triển và gây ra thiểu sản trước khi sinh.
- Thiếu dinh dưỡng: thiếu kẽm có thể dẫn đến sự phát triển các dị tật ở
hệ thống thần kinh trung ương.
2.1.3. Các tác nhân sinh học
- Các virus: phần lớn các virus có khả năng vượt qua hàng rào nhau thai
để xâm nhập vào phôi thai, ở đó các tế bào phôi xảy ra quá trình trao đổi chất
mạnh và giàu có các acid nucleic đã tạo những điều kiện đặc biệt thuận lợi
cho virus phát triển và gây tổn thương cho phôi thai ở thời kì sớm.
- Các vi khuẩn và nấm: phụ nữ bị mắc bệnh giang mai có thể sinh ra đứa trẻ
bị điếc, sứt môi, thiểu năng trí tuệ.
2.2. Nguyên nhân bên trong
2.2.1. Mắc các bệnh nội tiết
Những rối loạn hormon khác nhau ở những phụ nữ có mang cũng thường
dẫn tới xảy thai tự nhiên hay gây thương tổn về hình thái, chức năng trong sự
phân hoá của các cơ quan ở phôi dẫn đến tử vong trước sinh hoặc sơ sinh.
2.2.2. Tuổi của cha mẹ
Tình trạng sức khoẻ của con cái phụ thuộc vào tuổi cha mẹ đã được biết khá
đầy đủ. Chức năng sinh sản của cơ thể có những quy luật sinh học chung về thời
gian theo quy luật phát triển cá thể: cho nên khi sinh nở ở thời kỳ suy thoái của
chức năng sinh sản thì cha mẹ thường sinh ra những đứa con không hoàn hảo.
Những nghiên cứu thống kê dị tật bẩm sinh ở người cho thấy các dị tật
bẩm sinh của các hệ thống nâng đỡ, vận động và hô hấp ở những đứa con của
những người mẹ trẻ ít hơn vài lần so với con cái những người mẹ già. Đặc
23