Page 214 - Giáo trình môn học Cấu tạo cơ thể
P. 214
Bài 16: CẤU TẠO GIẢI PHẪU VÀ CHỨC NĂNG HỆ TIẾT NIỆU
Mục tiêu học tập
Kiến thức:
1.Trình bày được vị trí - liên quan, hình thể, cấu tạo và chức năng của các cơ
quan thuộc hệ tiết niệu.
Kỹ năng:
2. Chỉ và gọi tên chính xác các cơ quan thuộc hệ tiết niệu trên mô hình và
trên tranh.
Thái độ:
3. Thể hiện được tính tích cực, nghiêm túc trong quá trình học thực hành trên lớp.
NỘI DUNG
1. Thận
1.1. Đặc điểm giải phẫu
1.1.1. Vị trí
Thận nằm sau ngoài ổ phúc mạc, hai bên cột sống thắt lung, trong góc
tạo bởi xương sườn XI và cột sống. Thận phải thấp hơn thận trái 2cm (do có
gan đè lên). Mỗi thận nằm trong một ổ chứa đầy mỡ gọi là ổ thận.
Trục thận chạy chếch từ trên xuống dưới, từ trong ra ngoài, từ trước ra sau.
Đối chiếu lên thành bụng: Rốn thận phải nằm ngang mức môn vị cách
đường giữa 4cm. Rốn thận trái cao hơn 2cm.
Đối chiếu trên lung: Rốn thận trái ở ngang mỏm ngang đốt sống thắt
lưng I, hay tại giao điểm của bờ ngoài khối cơ dựng sống lung và bờ dưới
xương sườn XII. Đầu trên thận trái ngang bờ trên xương sườn XI, đầu dưới
cách mào chậu 5cm. Đầu trên thận phải ở ngang bờ dưới xương sườn XI.
Mỗi thận nặng trung bình 130 - 140g, cao 12cm, rộng 6cm, dày 3cm.
1.1.2. Hình thể ngoài và liên quan
Thận có hình hạt đậu, màu nâu đỏ, mật độ chắc nhưng dễ vỡ do chứa đầy
máu và nước tiểu.Thận có 2 mặt, 2 bờ, 2 cực.
210