Page 217 - Giáo trình môn học Cấu tạo cơ thể
P. 217
còn có vai trò nội tiết trong việc tham gia điều chỉnh huyết áp và tạo hồng
huyết cầu, mỗi cơ thể bình thường có 2 quả thận.
2. Niệu quản
2.1. Đặc điểm giải phẫu
2.1.1. Hình thể ngoài và liên quan
Niệu quản là ống dẫn nước tiểu từ bể thận xuống bàng quang. Niệu quản
dài 25cm, đường kính 3 - 5mm. Mỗi người có 2 niệu quản nằm dọc 2 bên cột
sống thắt lưng, nằm sau phúc mạc, sát vào thành bụng sau.
Mỗi niệu quản có 3 chỗ thắt hẹp (từ trên xuống dưới):
- Chỗ nối với bể thận.
- Chỗ bắt chéo động mạch chậu.
- Chỗ đổ vào bang quang.
Niệu quản chia làm 4 đoạn:
- Đoạn bụng (dài 9 - 11cm) nằm dọc 2 bên cột sống, áp sát vào thành
bụng sau.
+ Mặt trước: Liên quan với phúc mạc, bắt chéo động mạch sinh dục
ngang mức đốt sống thắt lưng III.
+ Mặt sau: Liên quan với cơ thắt lưng, dây thần kinh sinh dục đùi.
+ Mặt trong: niệu quản trái liên quan với động mạch chủ, niệu quản phải
liên quan với tĩnh mạch chủ dưới.
- Đoạn chậu (dài 3 - 4cm) bắt đầu từ chỗ niệu quản qua cánh xương chậu
tới eo trên. Có 3 liên quan chính:
+ Với động mạch chậu: Bắt chéo phía trước động mạch (bên phải dưới
chỗ phân nhánh 15mm, bên trái trên chỗ phân nhánh 15mm).
+ Với phúc mạc: Dính vào sau phúc mạc, di động theo phúc mạc.
+ Với ruột kết: Niệu quản phải liên quan với manh trùng tràng, đại tràng
lên. Niệu quản trái liên quan vớiđại tràng xuống, đại tràng Sigma và chạy
song song với tĩnh mạch mạc treo tràng dưới.
- Đoạn chậu hông (dài 13 - 14cm) bắt đầu từeo trên tới bàng quang, nằm
ép vào thành bên và nền chậu hông bé.
213