Page 218 - Giáo trình môn học Cấu tạo cơ thể
P. 218
+ Nam giới chạy sát sau bên thành chậu hông bé, dọc theo động mạch
chậu trong (niệu quản phải thường đi trước, niệu quản trái đi ở phía trong sau
động mạch), chạy ra trước ruột thẳng, lách giữa túi tinh và bàng quang.
+ Nữ giới chạy sát sau bên thành chậu hông bé dọc theo và cùng động
mạch chậu trong giới hạn hố buồng trứng sau đó rời thành bên chậu hông chui
vào đáy dây chằng rộng tới mặt bên âm đạo, rồi chạy lách giữa âm đạo và
bàng quang, khi tới ngang mức eo tử cung và cách ngoài cổ tử cung 15mm,
niệu quản bắt chéo phía sau động mạch tử cung.
- Đoạn bàng quang (dài 1- 1,5cm) đoạn này chạy vào thành bàng quang,
chếch xuống dưới và vào trong. Khi bàng quang rỗng, 2 lỗ niệu quản cách
nhau 2,5cm; khi đầy hai llỗ niệu quản cách nhau 5cm (hai lỗ này là 2 góc bên
của tam giác bàng quang).
2.1.2. Cấu tạo
Niệu quản cấu tạo gồm 3 lớp:
- Lớp ngoài: lớp vỏ, có nhiều mạch máu.
- Lớp giữa: có 3 lớp cơ (lớp trong và lớp ngoài là 2 lớp cơ dọc, lớp giữa
là lớp cơ vòng).
- Lớp trong: lớp niêm mạc, có nhiều nếp dọc.
2.2. Chức năng
Niệu quản là ống dẫn nước tiểu từ bể thận đổ xuống bàng quang.
3. Bàng quang
3.1. Đặc điểm giải phẫu
3.1.1. Vị trí
Bàng quang nằm trong chậu hông bé, nằm dưới ngoài phúc mạc, trên cơ
nâng hậu môn, sau khớp mu, trước các tạng sinh dục và trực tràng.
3.1.2. Hình thể ngoài và liên quan
Hình thể ngoài:
- Nhìn nghiêng bang quang có hình chữ Y, nấp sau khớp mu, mặt trên
trũng, mặt trước và mặt sau nhìn xuống dưới, chỗ thông với niệu đạo gọi là cổ
bang quang.
214