Page 331 - Dược lý - Dược
P. 331
Dùng làm thuốc chống oxy hóa (kết hợp với vitamin A, vitamin C và selen) trong
các bệnh tim mạch (xơ vữa động mạch, tăng lipoprotein huyết...).
Các chỉ định khác: dùng phối hợp điều trị dọa sẩy thai, sẩy thai liên tiếp, vô sinh,
thiểu năng tạo tinh trùng, rối loạn thời kỳ tiền mãn kinh; cận thị tiến triển; thiếu máu tan
máu; teo cơ, loạn dưỡng cơ; dùng ngoài để ngăn tác hại của tia cực tím.
3.7.4. Tác dụng không mong muốn
So với vitamin A và vitamin D thì vitamin E ít gây tác dụng không mong muốn hơn.
Có thể gặp là buồn nôn, nôn, đầy hơi, tiêu chảy, đau đầu, chóng mặt.
3.7.5. Chế phẩm và liều dùng
Viên nén, viên bao đường, viên nang mềm chứa 10, 50, 100, 200 và 250mg. Dung
dịch tiêm: 30, 100 và 200mg/ml.Thuốc mỡ, kem dùng ngoài các loại hàm lượng phôi hợp
với các thuốc khác.
Liều dùng: Người lớn uống 10 - 100mg/24h, tiêm bắp 30 - 200mg/lần/tuần.Trẻ em:
uống 10 - 50mg x 2 - 3 lần/tuần hoặc tiêm bắp 30 - 100mg/tuần.
3.8. Vitamin K
Có 3 loại vitamin K: Vitamin K1 = Phytonadion (Phylloquinon).
Vitamin K2 = Menaquinon.
Vitamin K3 = Menadion.
Khác với hầu hết các vitamin khác, vitamin K (K1) được tổng hợp một phần ở ruột
già.
3.9. Acid folic (Vitamin B9)
Xem thêm ở bài “Thuốc chống thiếu máu“.
3.10. Vitamin PP (Pellagre prevention – Niacin, Vitamin B3)
Xem thêm ở bài “Thuốc điều trị tăng lipid máu“.
3.11. Vitamin B5 (Acid pantothenic)
3.11.1. Nguồn gốc
Acid pantothenic có nhiều trong lòng đỏ trứng gà, thận, gan và thịt bò.
324