Page 330 - Dược lý - Dược
P. 330
- Điều trị còi xương phụ thuộc vitamin D: uống 1 µg/ngày.
- Suy tuyến cận giáp, hạ phospho máu: người lớn uống 0,025 - 1,5mg/ngày; trẻ em
uống 1 - 2mg/ngày.
- Chữa loãng xương: uống 25-250 µg/ngày, phối hợp với calci và fluorid.
3.7. Vitamin E (Tocoferol)
Vitamin E là thuật ngữ chỉ một nhóm hợp chất có có hoạt tính sinh học tương tự
nhau là α, β, γ, δ - tocoferol, trong đó α - tocoferol có hoạt tính mạnh nhất. Hoạt tính của
1mg α - tocoferol bằng 1 đơn vị vitamin E.
3.7.1. Nguồn gốc
Vitamin E có nhiều trong dầu thực vật: dầu cám, dầu lạc và trong các hạt nảy mầm,
rau xanh.
Động vật hầu như không tổng hợp được vitamin E, chỉ có một lượng rất nhỏ trong
lòng đỏ trứng, gan...
3.7.2. Tác dụng và cơ chế
Vitamin E có tác dụng chống oxy hoá (ngăn cản oxy hoá các thành phần thiết yếu
trong tế bào, ngăn cản tạo thành các sản phẩm oxy hoá độc hại), bảo vệ màng tế bào khỏi
sự tấn công của các gốc tự do, nhờ đó bảo vệ được tính toàn vẹn của màng tế bào.
Vitamin E có tác dụng hiệp đồng với vitamin C, selen, vitamin A và các caroten.
Đặc biệt vitamin E bảo vệ vitamin A khỏi bị oxy hoá, làm bền vững vitamin A. .
Khi thiếu vitamin E có thể gặp các triệu chứng: rối loạn thần kinh, thất điều, yếu cơ,
rung giật nhãn cầu, giảm nhạy cảm về xúc giác, dễ tổn thương da, dễ vỡ hồng cầu, dễ tổn
thương cơ và tim. Đặc biệt trên cơ quan sinh sản khi thiếu vitamin E thấy tổn thương cơ
quan sinh dục, gây vô sinh. Vì vậy ngày nay thường phối hợp vitamin E với các thuốc khác
để điều trị vô sinh ở nam và nữ, sẩy thai, rối loạn kinh nguyệt, rối loạn tim mạch...
Tuy nhiên chưa có bằng chứng nào chứng minh các tổn thương trên chỉ là do thiếu
vitamin E gây nên và cũng chưa chứng minh được hiệu quả điều trị của vitamin E trên các
bệnh này.
3.7.3. Chỉ định
Dùng phòng và điều trị thiếu vitamin E.
323