Page 333 - Dược lý - Dược
P. 333
THUỐC ĐIỀU TRỊ THIẾU MÁU
MỤC TIÊU
1. Trình bày được khái niệm và phân loại các thuốc chống thiếu máu.
2. Trình bày được chỉ định, chống chỉ định và cách dùng của các thuốc chống thiếu
máu thông thường.
1. ĐẠI CƯƠNG VỀ BỆNH THIẾU MÁU
1.1. Một số khái niệm
Máu được cấu tạo bởi nhiều thành phần gọi là tế bào máu và huyết tương. Tế bào
máu gồm: hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu. Huyết tương được cấu tạo bởi nước và nhiều
chất hòa tan trong nước.
Thiếu máu là tình trạng giảm số lượng hồng cầu, huyết sắc tố hoặc cả hai dưới mức
trung bình so với người cùng tuổi và cùng giới tính khỏe mạnh. Dựa vào màu sắc, số lượng
hồng cầu, hemoglobin và kích thước hồng cầu, người ta phân loại thiếu máu thành 3 nhóm:
thiếu máu giảm sắc (nhược sắc), thiếu máu đẳng sắc và thiếu máu ưu sắc.
1.2. Vai trò của sắt và các chất cần thiết đối với sự tạo máu
Máu được tạo ra trong các bộ phận cơ thể như: tủy xương, lá lách, gan và hạch bạch
huyết. Các cơ quan này cần sắt, acid folic, vitamin B12, B6, B2, erythropoietin và một số yếu
tố vi lượng như các ion kim loại (đồng, kẽm, coban, mangan, asen...) để tạo ra máu nuôi
dưỡng cơ thể.
1.2.1. Vai trò của sắt
Cơ thể người lớn chứa khoảng 3-5g sắt, trong đó 1,5-3g tồn tại trong hồng cầu. Nhu
cầu về sắt ở người bình thường khoảng 0,5-1mg/ngày. Nhu cầu này tăng lên ở phụ nữ có
thai 5-6mg/ngày hoặc hành kinh 1-2mg/ngày.
Khi thiếu hụt sắt, cơ thể không chỉ có thay đổi sự tạo máu như: giảm số lượng hồng
cầu, hồng cầu có kích thước nhỏ... mà còn ảnh hưởng đến chức năng của nhiều enzym quan
trọng.
326