Page 187 - Dược lý - Dược
P. 187
(creatinin >150 µmol/l), các bệnh nhân suy tim nặng, bệnh gan (kể cả nghiện rượu), những
trường hợp có thiếu oxy mô cấp như người đang có nhồi máu cơ tim, shock nhiễm khuẩn...
2.2.5. Liều dùng, cách dùng
- Liều khởi đầu viên 500 hoặc 850mg: 500 hoặc 850 mg (viên/ngày)
- Liều tối đa: 2500 mg một ngày
Nên dùng cùng bữa ăn và bắt đầu bằng liều thấp (500 mg/ngày). Ngưỡng liều hiệu
quả lâm sàng trong khoảng 1500 mg đến 2000 mg/ngày, và liều tối đa là 2500 mg/ngày.
2.3. Các Sulfonyl urea (Sulfamid hạ đường huyết)
Các thuốc thế hệ 1 (Tolbutamid, Chlopropamid, Diabetol… – 250/500mg) hiện nay
không sử dụng vì dễ gây độc với thận.
Các thuốc thế hệ 2: gliclazid, glibenclamid, glipizid, glimepirid, glyburid…
2.3.1. Tác dụng
Các sulfonylurea thế hệ 2 gây tác dụng hạ đường huyết do làm tăng tiết insulin từ tế
bào beta đảo tuỵ. Ngoài ra các thuốc này còn có những cơ chế hạ đường huyết ngoài tuỵ
đóng vai trò quan trọng trong việc điều trị dài ngày.
2.3.2. Chỉ định
Các sulfonylurea thế hệ 2 được sử dụng phối hợp với các thuốc hạ đường huyết khác
như metformin, pioglitazon, các thuốc ức chế alpha glucosidase, các thuốc dẫn xuất incretin
hoặc insulin để hạ đường huyết cho người bệnh đái tháo đường typ 2.
2.3.3. Tác dụng không mong muốn
Có thể gặp: thường gặp là tổn thương tế bào gan. Nhìn mờ, táo bón, buồn nôn, chán
ăn, rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy, mẩn ngứa, vã mồ hôi, đau đầu, dễ bị hạ đường huyết.
2.3.4. Chống chỉ định
ĐTĐ typ 1/ ĐTĐ nhiễm toan ceton. Bệnh nhân hôn mê, bệnh nhân suy gan, suy thận
nặng, phụ nữ có thai hoặc cho con bú hoặc mẫn cảm với các thành phần của thuốc.
2.3.5. Chế phẩm và liều dùng của một số sulfamid hạ đường huyết
Bảng 22. Cách dùng, liều dùng một số thuốc hạ đường huyết
Tên thuốc Dạng bào chế, hàm Cách dùng, liều dùng
lượng
Gliclazid Viên tác dụng 80mg Liều thường dùng: 80 mg/ngày và tối đa là 320
mg/ngày.
180