Page 186 - Dược lý - Dược
P. 186
2.1.4. Chống chỉ định
Không được dùng đơn độc insulin tác dụng chậm và kéo dài trong trường hợp nhiễm
toan máu hoặc hôn mê do tăng áp lực thẩm thấu.
2.1.5. Cách dùng, liều dùng
Tiêm dưới da, bắp hoặc tĩnh mạch bụng, đùi, cánh tay với liều 5-100 UI tuỳ tình
trạng bệnh.
2.2. Metformin (Dimethylbiguanid)
Viên 500 mg, 850 mg, 1000 mg
2.2.1. Tác dụng
Metformin là một dẫn xuất biguanid có tác dụng chủ yếu là ức chế sản xuất glucose
từ gan từ đó làm hạ đường huyết. Ngoài ra thuốc cũng có tác dụng làm tăng tính nhạy của
insulin ở các mô ngoại vi như gan, cơ xương, biểu mô, mô mỡ và buồng trứng. Cơ chế phân
tử về tác dụng của thuốc chưa được giải thích rõ, có một số giả thuyết cho rằng metformin
ức chế chuỗi hô hấp ở ti thể, hoạt hóa AMPK từ đó làm giảm sản xuất glucose ở gan. AMPK
là một enzym đóng vai trò quan trọng trong việc truyền tín hiệu của insulin, sự cân bằng
năng lượng của toàn bộ cơ thể và sự chuyển hóa glucose và chất béo. Thuốc làm chậm hấp
thu tinh bột, đường trong ống tiêu hóa và tăng sử dụng đường ở ngoại vi và không gây hạ
đường huyết khi sử dụng đơn độc.
2.2.2. Chỉ định
Metformin là thuốc được lựa chọn đầu trong điều trị đái tháo đường typ 2 đặc biệt ở
người có thừa cân, béo phì, để duy trì hoặc làm giảm cân nặng, thuốc có lợi trong việc làm
giảm lipid máu.
Ngoài ra thuốc cũng làm giảm nguy cơ biến chứng đái tháo đường typ 2 ở những
phụ nữ có hội chứng đa nang buồng trứng.
2.2.3. Tác dụng không mong muốn
Rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy, buồn nôn, nhiễm toan lactic.
2.2.4. Chống chỉ định
Metformin chống chỉ định ở người có tiền sử hoặc nguy cơ nhiễm toan acid lactic,
do làm tăng nguy cơ nhiễm acid lactic. Bao gồm các trường hợp bệnh nhân suy thận nặng
179