Page 104 - Giáo trình môn học Thực hành dược lý
P. 104
3.1. Đọc các nguyên âm, phụ âm
- Chủ yếu theo cách phát âm của tiếng Latin, nhưng có vận dụng vào cách phát
âm của tiếng Việt và một số tiếng nước ngoài (chủ yếu là tiếng Pháp) đã quen
dùng.
Ví dụ:
Clorocid đọc là c(ờ)lo-rô-xit
Tifomycin đọc là ti-phô-my-xin
Eugenol đọc là ơ-giê-nôl(ơ)
Tanin đọc là ta-nanh
Ghi chú: các chữ trong ngoặc đơn phiên âm cách đọc (nếu có), phải đọc nhẹ lướt
nhanh sang âm sau.
- Đọc theo âm tiếng Việt chuẩn, không đọc theo cách phát âm riêng biệt thiếu
chuẩn xác của một số địa phương như l với n, r với z, s với x, tr với ch, v với z…
Ví dụ:
Luminal đọc là lu-mi-nal(ơ)
Natri clorid đọc là na-t(ờ)ri c(ờ)lo-rit
- Đọc theo từng vần (gồm 1 nguyên âm hoặc 1 nguyên âm đi với 1, 2… phụ âm)
thành một hợp âm duy nhất trong mới từ:
Ví dụ:
Aminazin chia vần và đọc là a-mi-na-zin
Urotropin chia vần và đọc là u-rô-t(ờ)rô-pin
Mangan chia vần và đọc là man-gan
3.2. Cách đọc các nguyên âm và nguyên âm kép
- Các nguyên âm viết và đọc như cách đọc thông thường trong tiếng Việt là A, I,
U.
Ví dụ:
Atropin đọc là a-t(ờ)rô-pin
Actiso đọc là ac-ti-sô
- Các nguyên âm có phần đọc khác với cách đọc trong tiếng Việt
Viết là o: có thể đọc là o hoặc ô
Ví dụ:
Acid hydrocloric đọc là a-xit hy- đ(ờ)rô- c(ờ)lo- rich
Cloramin đọc là c(ờ)lo-ra-min