Page 297 - Hóa phân tích
P. 297
Lượng hỗn hợp các chất đưa lên bản mỏng có ý nghĩa rất quan trọng đối với hiệu
quả tách sắc ký, ảnh hưởng đến trị số tách R f. Nếu lượng chất quá lớn, vết sắc ký
lớn và kéo dài, khi đó các vết có trị số R f gần nhau sẽ chồng lên nhau không tách
riêng được. Nếu lượng quá nhỏ có thể không phát hiện được vết (do thuốc thử
không đủ độ nhạy).
Lượng mẫu đưa lên bản mỏng khoảng 0,1 – 50 g được pha trong dung môi được
pha trong dung môi thích hợp (ether, cloroform, nước...). Thể tích dung dịch chấm
1 – 5 L đối với sắc ký phân tích và 0,1 – 0,2 mL đối với sắc ký điều chế.
Đường xuất phát (để chấm sắc ký) cách mép dưới bản mỏng khoảng 1,5 – 2,0 cm
và cách bề mặt pha động 0,8 – 1,0 cm. Các vết chấm phải nhỏ, đường kính 2 – 6
mm và cách nhau khoảng 15 mm. Các vết ở bìa phải cách bờ khoảng 1 cm. Trong
trường hợp bản định lượng phải dùng mao quản định mức chính xác vì độ tin cậy
của kết quả phụ thuộc vào lượng chất phân tích đưa lên bản mỏng.
Khai triển sắc ký:
Thiết bị khai triển sắc ký thường là bình thủy tinh có nắp đậy kín, kích thước
phù hợp với bản mỏng (thường cao hơn bản mỏng 4 – 5 cm). Để tăng độ bão hòa
dung môi pha động trong bình (nhất là đối với dung môi có độ nhớt cao, khó bay
hơi) người ta đặt một tờ giấy lọc áp sát thành bình.
Sau khi chấm mẫu sắc ký, bản đã khô (đã bay hết dung môi) được cho vào bình
sắc ký đã bão hòa pha động. Mép dưới bản mỏng được nhúng vào pha động nhưng
vết chấm còn cách bề mặt pha động khoảng 1cm.
Có nhiều cách khai triển sắc ký, nhưng thường gặp ba cách:
- Sắc ký lên (hình 10.16a)
- Sắc ký ngang (hình 10.16b): Mẫu phân tích được đưa lên ở hai
bờ đối diện (1) của bản mỏng, pha động (2) từ hai phía chạy vào giữa bản.
Có bấc (3) để dẫn pha động đi vào bản mỏng.
287