Page 292 - Hóa phân tích
P. 292
Hình 11.9. Nồng độ chất A và B ở hai thời điểm t1, t2 khi di chuyển dọc
theo cột
Chất B được lưu giữ mạnh hơn so với chất A. Sự di chuyển xuống theo cột
sẽ tăng khoảng cách giữa hai dải. Vì vậy để tách hoàn toàn các chất trong hỗn hợp
thành các pic riêng biệt, cần có cột đủ dài. Mặt khác để tách các chất trên một cột
có thể thực hiện theo hai cách:
- Thay đổi tốc độ di chuyển của các chất trên cột
- Thay đổi (giảm) độ rộng của pic
* Hệ số phân bố K (Partition coefficient)
Tốc độ di chuyển của chất tan qua pha tĩnh được xác định bởi hệ số phân bố
K :
C
K S
C M
Với : C S là nồng độ mol của chất tan trong pha tĩnh và C M là nồng độ mol
trong pha động. Ái lực tương đối của chất tan với hai pha sẽ lượng giá hệ số K. Trị
số K càng lớn, sự di chuyển của chất tan qua pha tĩnh càng chậm. Nếu các chất
trong hỗn hợp có hằng số K khác nhau càng nhiều thì khả năng tách càng dễ.
Theo phương trình trên, nếu hệ số K giữ không đổi trên một khoảng nồng độ
thì nồng độ C S tỉ lệ thuận với C M trong pha động. Người ta gọi đó là sắc ký tuyến
tính.
* Thời gian lưu tR (Retention time) :
282