Page 295 - Hóa phân tích
P. 295
Đại lượng đặc trưng cho mức độ di chuyển của các chất phân tích là hệ số
lưu giữ R f. Trị số của nó được tính bằng tỉ lệ giữa khoảng cách di chuyển của chất
phân tích và khoảng cách di chuyển của pha động.
d
R R
f
d
M
Trong đó: d R: Khoảng cách từ điểm xuất phát đến tâm vết phân tích (cm)
d M: Khoảng cách từ điểm xuất phát đến mức dung môi pha động
(đo trên cùng đường đi của vết, tính bằng cm).
R f: có giá trị dao động giữa 0 và 1.
+ Pha tĩnh của SKLM: Pha tĩnh của SKLM là các hạt có kích thước 10-30 m được
rải đều và kết dính thành lớp mỏng đồng nhất dày khoảng 250 m trên giá đỡ hình
vuông. Bản mỏng có sẵn trên thị trường có kích thước khác nhau thường 5 – 20 cm,
nhiều khi có đưa thêm các chất phát huỳnh quang không tan vào pha tĩnh để dễ
phát hiện chất phân tích.
Bảng 11.3: Một số chất thường dùng làm pha tĩnh cho SKLM kèm theo cơ
chế sắc ký và ứng dụng. Phổ biến nhất vẫn là silica (SiO 2) và alumina (Al 2O 3).
Bảng 11.3. Một số pha tĩnh trong sắc ký lớp mỏng
Pha tĩnh Cơ chế Ứng dụng phân tích
Silica Hấp phụ Acid amin, hydrocarbon, alcaloid, vitamin
Dẫn chất siloxan Phân bố Các chất ít phân cực
Cellulose Phân bố Acid amin, carbohydrat, nucleotid
Alumina Hấp phụ Hydrocarbon, alcaloid, chất màu thực phẩm,
lipid.
Cát biển Phân bố Đường, acid béo
Cellulose trao đổi ion Trao đổi ion Acid nucleic, nucleotid, ion kim loại,
halogenid
Gel sephadex Loại cỡ Polymer, protein, phức kim loại.
285