Page 294 - Hóa phân tích
P. 294
’
* Hệ số dung lượng k :
’
Hệ số k là một thông số quan trọng mô tả tốc độ di chuyển của chất phân
tích A qua cột. Hệ số k còn được gọi là hệ số phân bố khối lượng giữa hai pha.
’
Khác với hệ số phân bố K A, hệ số k A phụ thuộc không chỉ vào bản chất của chất A,
’
bản chất của hai pha mà còn phụ thuộc vào tỉ lệ V S/V M.
’
Nếu hệ số k A << 1 quá trình rửa giải diễn ra quá nhanh cho nên khó xác định
’
chính xác thời gian lưu. Ngược lại, nếu k A quá lớn (ví dụ 20-30), quá trình rửa giải
’
quá dài. Thường người ta chọn điều kiện sắc ký để k dao động từ 1 đến 5.
* Hệ số chọn lọc (Selectivity factor):
Để đặc trưng cho tốc độ di chuyển tỷ đối của hai chất A và B, người ta dùng
hệ số chọn lọc :
K k ' ( t ) t
B B hay R B M
K A k A ' ( t ) A t M
R
Theo quy ước K B > K A nên luôn lớn hơn 1. Để tách riêng hai chất A và B
cần >1. thường chọn dao động trong khoảng 1,05 đến 2. Nếu quá lớn thì thời
gian phân tích sẽ dài.
2.2 Giới thiệu một số phương pháp sắc ký
2.2.1. Sắc ký lớp mỏng (SKLM)
Có nhiều điểm tương đồng về pha tĩnh, pha động và ứng dụng của sắc ký lớp
mỏng với sắc ký lỏng. Ưu điểm chính của kỹ thuật này là thực hiện nhanh, chi phí
ít nên được sử dụng phổ biến để nghiên cứu, sàng lọc trong phòng thí nghiệm hóa
học, hóa sinh hoặc lâm sàng.
+ Nguyên tắc của sắc ký lớp mỏng:
Quá trình tách được thực hiện trên một lớp mỏng gồm các hạt kích thước
đồng nhất được kết dính trên một giá đỡ bằng thủy tinh, nhôm hoặc chất dẻo. Lớp
mỏng kết dính là pha tĩnh. Các hạt trong pha tĩnh là nhiệm vụ tách có thể theo cơ
chế: phân bố, hấp phụ, trao đổi ion…Pha động cũng là những hệ tương tự trong
HPLC.
284