Page 276 - Hóa phân tích
P. 276
3+
+
Fe + H(RS) → Fe(RS) + H
Phức bền
Nói chung nhiều hợp chất hữu cơ và một vài hợp chất vô cơ tự phân tử của
nó có khả năng hấp thụ bức xạ để sinh phổ hấp thụ phân tử. Còn đa số các chất vô
cơ và ion kim loại chỉ có phổ này khi nó tạo thành hợp chất phức bền với một số
chất nhất định. Chất đó được gọi là thuốc thử của phép đo phổ UV – VIS. Thuốc
thử này có thể là các chất vô cơ, hữu cơ. Nhưng phổ biến nhất là các thuốc thử màu
hữu cơ mà trong phân tử của nó có chứa những nhóm có liên kết , liên hợp. Ví
-
-
dụ như ion vô cơ: SCN ; CrO 4 ; MnO 4 , các chất hữu cơ: Arsenazo III, Alizarin S...
2-
1.3.1 Các thuốc thử vô cơ
Các thuốc thử vô cơ thường là những hợp chất vô cơ, hay các anion vô cơ,
mà trong phân tử của nó có chứa các nhóm liên kết: - C = C - ; C = N-; - C = O; S =
C = N - ...Nó là những nhóm có đặc trưng của phổ hấp thụ UV – VIS. Ví dụ như
-
anion SCN (thiocyanat); Na 2[Co(NO 2) 2]. Các thuốc thử này khi tác dụng với một
số ion kim loại thì chúng tạo ra các hợp chất phức bền có khả năng cho phổ hấp thụ
quang UV – VIS, khi bị kích thích bằng chùm sáng thích hợp trong vùng UV –
VIS.
Ví dụ: khi cho ion Fe(III) tác dụng với thuốc thử amoni thiocyanat, tùy theo
-
pH và nồng độ của SCN mà ta có các phản ứng tạo phức sau:
2+
-
Fe(III) + SCN → Fe(SCN)
- -
Hay Fe(III) + 2SCN → Fe(SCN) 2
-
Fe(III) + 3SCN → Fe(SCN) 3
Nhìn chung, các phức được tạo thành của ion kim loại với các thuốc thử vô
cơ thường có hệ số hấp thụ phân tử không lớn như các thuốc thử hữu cơ (các
phẩm màu). Hệ số hấp thụ phân tử của phức kim loại với thuốc thử vô cơ thường
là từ 1000 – 25000. Vì thế phép đo UV – VIS dùng thuốc thử vô cơ thường có độ
nhạy không cao. Hơn nữa số lượng thuốc thử vô cơ ít, chỉ có một số là được dùng
trong phân tích như: KSCN; NH 4OH/H 2O 2...
266