Page 274 - Hóa phân tích
P. 274
1 I
A lg lg T lg 0 (1.2)
T I
Độ hấp thụ A còn được gọi là mật độ quang (D) hoặc độ tắt (E)
1.1.2 Định luật Lambert – Beer và các hệ số hấp thụ
* Định luật Lambert – Beer :
Định luật Lambert – Beer được phát triển từ định luật Lambert, và từ biểu
-kt
thức I = I 0.e , hệ số k được biểu diễn qua nồng độ và một số hệ số khác (sau khi
đã chuyển đổi cơ số của logarit).
Theo định luật Lambert – Beer thì:
I
lg 0 l. . C
I
Trong đó: : là hệ số hấp thụ phụ thuộc vào bản chất của dung dịch, bước
sóng của chùm tia đơn sắc.
l: là bề dày của dung dịch (cm)
C: là nồng độ của dung dịch (mol/l)
Hay: A = .l. C
* Các hệ số hấp thụ:
Nếu thay đổi đơn vị tính toán nồng độ của dung dịch thì giá trị của hệ số hấp
thụ thay đổi. Trong quang phổ UV – VIS người ta thường sử dụng nồng độ mol/l
và nồng độ phần trăm và tương ứng với chúng có các loại hệ số hấp thụ như sau:
- Nếu nồng độ tính theo mol/l khi l = 1cm và C = 1M thì khi đó A = nên được
gọi là hệ số hấp thụ mol.
- Nếu nồng độ C tính theo phần trăm (kl/tt) và l tính theo cm thì:
A = E 1 % 1 cm. l. C
E 1cm 1 % được gọi là hệ số hấp thụ riêng, còn được ký hiệu là A (1%, 1cm).
Hệ số hấp thụ mol hay được sử để đặc trưng cho tính chất quang phổ của
các chất hữu cơ, còn trong phân tích kiểm nghiệm thường dùng hệ số hấp thụ riêng
E 1cm 1 %
264