Page 275 - Hóa phân tích
P. 275
1.2 Nguyên tắc của phương pháp
Phổ hấp thụ phân tử UV – VIS là phổ hấp thụ của các chất tan ở trạng thái
dung dịch đồng thể của một dung môi nhất định (như nước, benzen, methanol,
toluen hay các chất ở trạng thái khí…). Vì thế muốn thực hiện được phép đo phổ
này chúng ta phải:
+ Hòa tan chất phân tích vào trong một dung môi phù hợp (nếu là các chất tự
nó có phổ hấp thụ nhạy như một số chất hữu cơ: phenol; naphtalen…hay là cho
chất cần xác định tác dụng với một thuốc thử trong một dung môi và điều kiện
thích hợp để tạo ra hợp chất mới có phổ hấp thụ UV – VIS nhạy. Nếu mẫu phân
tích là chất dễ bay hơi, thì phải chứa mẫu vào trong một cuvet đóng kín.
+ Chiếu vào dung dịch mẫu chứa hợp chất cần phân tích một chùm tia sáng
có năng lượng phù hợp để cho chất phân tích hay sản phẩm của nó hấp thụ bức xạ
để tạo ra phổ hấp thụ UV – VIS của nó. Vì thế chất phân tích (mẫu phân tích) cần
được đựng vào ống đo hay cuvet có bề dày nhất định.
+ Thu, phân ly phổ đó và chọn vùng sóng hấp thụ cực đại của chất phân tích
và đo độ hấp thụ quang A của chất đó.
1.3 Phản ứng và thuốc thử trong phép đo UV – VIS
Các chất, có thể tự nó có khả năng hấp thụ tia bức xạ để tạo ra phổ hấp thụ
phân tử UV – VIS, hay UV như phenol, benzen, anthracence…Vì trong phân tử của
nó có nhiều nhóm có phổ UV – VIS như nhóm: - C = C - ; - C = N-; -C = O; - N =
N-. Nó là các nhóm mang màu. Và số nhóm liên hợp này càng nhiều thì cường độ
càng lớn. Nhưng cũng có những chất tự nó không có khả năng hấp thụ tia bức xạ để
sinh ra phổ UV – VIS, song khi nó tác dụng với một thuốc thử nào đó lại tạo ra
được một hợp chất bền (có thể là phức màu hay hợp chất liên hợp) có khả năng hấp
thụ tia bức xạ tốt và hợp chất này lại có phổ rất nhạy, đó là các ion kim loại. Ví dụ
như Fe(III) tác dụng với sulfocalycilic acid tạo ra phức mầu tím rất bền và phản
ứng này hoàn toàn định lượng, nên có thể sử dụng để xác định Fe(III) hay xác định
sulfocalycilic acid:
265