Page 277 - Hóa phân tích
P. 277
Như vậy, khi phối tử vô cơ tác dụng với các ion kim loại chúng tạo ra các
phức màu. Các phức màu vô cơ có thể được chia thành môt số loại như sau:
+ Các phức của anion Thyocyanat (SCN) và halogen (Cl 2, Br 2 , I 2) với nhiều
ion kim loại thường không màu. Chỉ có phức của SCN với Fe(III), Co(II) là có
-
màu. Nói chung các loại phức này thường có nhiều tỷ lệ thành phần (số phối tử
khác nhau) cùng được hình thành. Ví dụ phức Fe(SCN) n thì số n có thể là từ 1 đến
-
6 tùy theo điều kiện tạo phức và nồng độ dư của thuốc thử SCN .
+ Nhóm phức của NH 3 với một số ion kim loại Cu(II), Ni(II)...có màu xanh.
Các phức loại này thường kém bền. Nó cũng được dùng để xác định các nguyên tố
này nhưng cũng có độ nhạy không cao.
+ Phức của H 2O 2 với Ti, V...có màu vàng, cũng được sử dụng nhưng ít vì độ
nhạy kém.
+ Các phức chất của P, As, Ce, Si,...với thuốc thử nitro-Molipdic. Nhóm này
bền trong môi trường acid nhưng dạng màu lại rất phức tạp và dễ bị khử, khi có
mặt chất khử, tạo thành nhiều sản phẩm phức tạp và các phức này lại dễ kết tủa.
1.3.2 Các thuốc thử hữu cơ
Thuốc thử hữu cơ có rất nhiều loại, phong phú và đa dạng. Thường là các
acid và base hữu cơ hay muối của chúng mà trong phân tử có những liên kết đôi: -
C = C -, C = N -, - N = N – hay liên kết liên hợp và dễ tạo ra phức bền với ion kim
loại trong môi trường pH khác nhau. Các phức này có độ hấp thụ và hệ số hấp thụ
rất lớn, thường từ 20000 – 120000. Nhiều hợp chất phức của ion kim loại với
thuốc thử màu hữu cơ lại có độ bền lớn (hằng số phân ly rất nhỏ). Vì thế các thuốc
thử hữu cơ được sử dụng phổ biến để xác định các kim loại bằng phép đo phổ hấp
thụ phân tử UV – VIS.
Một số ví dụ thuốc thử hữu cơ để xác định các ion kim loại được giới thiệu ở
bảng 11.1:
267