Page 273 - Hóa phân tích
P. 273
nguyên tử trong phân tử và cả phân tử mạnh hơn, dưới tác dụng của nguồn sáng
kích thích. Vì thế tổng năng lượng mà phân tử của chất đã nhận được khi bị kích
thích bao gồm ba thành phần:
E ts = E e + E d + E q
Và chính năng lượng bị mất đi này của chùm sáng kích thích đã bị chất hấp
thụ tạo ra phổ hấp thụ phân tử của chất.
Tổng năng lượng E ts này là tương ứng với năng lượng của các chùm sáng
nằm trong vùng sóng 190 – 800 nm (vùng UV-VIS). Vì thế phổ hấp thụ loại này
được goi là phổ hấp thụ phân tử UV – VIS.
Như vậy có thể kết luận: Phổ hấp thụ phân tử UV – VIS là phổ do sự tương
tác của các điện tử hóa trị ở trong phân tử hay nhóm phân tử của các chất với chùm
tia sáng kích thích thích hợp (chùm tia bức xạ có năng lượng trong vùng UV – VIS)
tạo ra. Nó là phổ của tổ hợp sự chuyển mức năng lượng của các điện tử hóa trị cùng
với sự quay và dao động của phân tử. Vì thế nó là phổ đám, có các cực đại và cực
tiểu của phổ nằm ở những vùng sóng nhất định tùy theo cấu trúc và loại liên kết của
phân tử hay nhóm phân tử có trong hợp chất. Phổ này chủ yếu nằm trong vùng
sóng từ 190-900 nm.
1.1 Định luật hấp thụ ánh sáng (định luật Lamber – Beer) và hệ số hấp thụ
1.1.1 Một số khái niệm
* Độ truyền qua T (T – Transmittance)
Khi chiếu một chùm tia đơn sắc có cường độ I 0 qua một dung dịch có chiều
dày l (cm). Sau khi bị dung dịch hấp thụ, cường độ của chùm tia còn lại là I. Độ
truyền qua T được tính dưới dạng % theo công thức :
I
T . 100 % (1.1)
I
0
* Độ hấp thụ (A- Absorbance)
Độ hấp thụ A được tính theo công thức :
263