Page 48 - Giáo trình môn học y học cổ truyền
P. 48
bệnh dịch; bên cạnh khám xét lâm sàng còn cần chú ý tới các xét nghiệm cận
lâm sàng như xét nghiệm máu, XQuang....
1.4. Điều trị
* Tây y:
- Uống nhiều nước, nằm nghỉ chỗ thoáng mát.
- Làm mát bằng lau người nước ấm.
- Dùng các thuốc hạ sốt như: acetaminophen(paracetamol), ibuprofen…
- Điều trị nguyên nhân: ví dụ: dùng kháng sinh với các bệnh nhiễm khuẩn
- Điều trị biến chứng: co giật (thông đường thở, thở oxy..)
* Đông y: Tùy theo thể bệnh là biểu nhiệt hay lý nhiệt mà sử dụng các bài thuốc
điều trị khác nhau
- Chứng biểu nhiệt: dùng bài Kinh phòng bại độc tán, Ngân kiều tán
- Chứng lý nhiệt: dùng bài Ma hạnh thạch cam thang, Bạch hổ thang gia
giảm, Đại thừa khí thang gia giảm…
1.5. Phòng bệnh
- Căn cứ vào thời tiết, khí hậu mà ăn mặc cho phù hợp, tránh ngấm nước mưa,
đề phòng ngoại tà xâm nhập gây sốt trở lại.
- Sinh hoạt, lao động hợp lý, tránh mệt mỏi quá sức, tăng cường tập luyện như:
đi bộ, chạy chậm, tập khí công, tập dưỡng sinh... để nâng cao sức khoẻ phòng
tránh bệnh tật.
- Ăn uống phù hợp, ăn nhiều loại, ăn đồ dễ tiêu, tăng cường ăn hoa quả tươi,
giảm ăn các đồ cay nóng nhiều dầu mỡ, không ăn các đồ sống lạnh.
- Ngày hè nóng nên uống nhiều nước, tránh phơi nắng; khu vực làm việc có
nhiệt độ cao cần phải có thiết bị điều hoà hoặc làm thoáng mát không khí; uống
nhiều nước thanh nhiệt, giải thử, nước muối nhạt để phòng tránh trúng thử (cảm
nắng).
- Trong thời kỳ có bệnh lây nhiễm, nên tránh đến khu vực đông người để hạn
chế khả năng nhiễm bệnh; đảm bảo không khí trong phòng được thông thoáng
và dùng thuốc khử trùng hoặc dùng thuốc để phòng bệnh.
2. CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH SỐT BẰNG Y HỌC CỔ TRUYỀN
48