Page 38 - Giáo trình môn học tai mũi họng
P. 38
BÀI 4: CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH DỊ VẬT ĐƯỜNG ĂN
Thời gian: 3 giờ
MỤC TIÊU
- Kiến thức
1. Trình bày được nguyên nhân, triệu chứng, biến chứng, nguyên tắc điều trị và
các biện pháp phòng dị vật đường ăn (CĐR 2).
2. Trình bày được cách lập kế hoạch chăm sóc cho người bệnh bị dị vật đường ăn
(CĐR 2).
- Kỹ năng
3. Lập kế hoạch chăm sóc người bệnh dị vật đường ăn trên tình huống giả định
(CĐR 3).
- Năng lực tự chủ và trách nhiệm
4. Có khả năng hoạt động độc lập; làm việc nhóm và nghiêm túc tuân thủ các biện
pháp phòng bệnh trong quá trình chăm sóc người bệnh (CĐR 6,9).
NỘI DUNG:
1. Đại cương, nguyên nhân
1.1. Đại cương
- Dị vật đường ăn (dị vật đoạn thực quản) là cấp cứu hay gặp trong chuyên khoa Tai
Mũi Họng, là một tai nạn, thực sự nguy hiểm tới tính mạng người bệnh và có tỷ lệ
tử vong cao. Thường nhất là xương động vật (cá, gia cầm, lợn...). Xương động vật
ngày thứ hai trở đi đã có thể gây áp xe trung thất, xương nhọn có thể xuyên thủng
động mạch lớn, đều là biến chứng nguy hiểm.
1.2. Vài nét về giải phẫu thực quản
Thực quản là một ống cơ niêm mạc, tiếp theo hầu ở cổ xuống đoạn ngực, chui qua
lỗ thực quản của cơ hoành và nối với dạ dầy ở tâm vị. Trên thực tế nếu nuốt phải các
vật lạ thì thường mắc lại ở 5 đoạn hẹp: Miệng thực quản, quai động mạch chủ, phế
quản gốc trái, cơ hoành, tâm vị
32