Page 42 - Giáo trình môn học tai mũi họng
P. 42
5.2. Nếu viêm tấy quanh thực quản
Có áp xe thì phải mở cạnh cổ, dẫn lưu mủ ra ngoài, nếu dị vật lấy dễ thì lấy ngay.
Nếu chưa thấy ở hố mổ, ta phải soi trực tiếp bằng đường tự nhiên để lấy dị vật sau.
5.3. Áp xe trung thất
Mở trung thất dẫn lưu mủ, cho ăn qua sonde.
5.4. Viêm mủ màng phổi
Dẫn lưu màng phổi, bơm dung dịch kháng sinh.
6. Phòng bệnh.
- Cần giáo dục trong cộng đồng cho mọi người biết là dị vật thực quản thực sự là
một cấp cứu ngoại khoa, thực sự nguy hiểm tới tính mạng người bệnh và có tỷ lệ tử
vong cao cần được khám và điều trị kịp thời.
- Cần cải tiến tập quán ăn uống.
7. Chăm sóc
7.1. Nhận định
7.1.1. Hỏi bệnh
- Người bệnh hóc phải dị vật loại gì?
- Thời gian bao lâu? Đã can thiệp gì chưa? ( móc họng, khạc nhổ, chữa mẹo..)
- Hiện tại có nuốt đau, nuốt vướng, nếu có chỉ vị trí.
- Có ăn uống được không?
- Có sốt, có khó thở, đau ngực hoặc khạc máu không?
7.1.2. Thăm khám
- Toàn thân: có tình trạng nhiễm trùng không?
- Nhìn quan sát tư thế có đi lom khom không, quay đầu, cổ có khó khăn. Cổ có sưng,
da vùng cổ có nề đỏ không?
- Sờ: ấn xem có điểm đau chói ở vùng cổ không. Có hiện tượng tràn khí ở vùng góc
hàm, cổ, ngực không. Dấu hiệu lọc cọc thanh quản - cột sống giảm hoặc mất.
- Đo nhiệt độ, huyết áp.
36