Page 35 - Giáo trình môn học tai mũi họng
P. 35

3. Hướng điều trị

                        Chảy máu mũi là một cấp cứu về tai mũi họng, khi gặp người bệnh đang chảy

               máu mũi việc đầu tiên là phải cầm máu, sau đó mới đi tìm nguyên nhân gây bệnh.

               - Để người bệnh nằm đầu cao hoặc ngồi yên tĩnh, động viên để người bệnh không

               hốt hoảng, lo sợ.

               - Ấn ngón tay đè cánh mũi vào vách ngăn, nếu chảy cả 2 bên, dùng ngón tay trỏ và

               ngón tay cái bóp nhẹ cánh mũi một lát máu có thể tự cầm.

               - Dùng một miếng bông thấm thuốc co mạch như Ephedrin, antipyrin 20% nhét chặt

               vào hốc mũi

               - Sau khi xử trí như trên, nếu thấy máu không tự cầm hoặc người bệnh có biểu hiện

               mất máu cấp phải chuyển ngay lên tuyến có chuyên khoa tai mũi họng để điều trị

               tiếp.

                4. Phòng bệnh

               - Vệ sinh mũi hàng ngày, bỏ thói quen cậy dỉ mũi, ngoái mũi bằng vật cứng.

               - Tích cực điều trị các nguyên nhân gây chảy máu mũi.

               - Khi bị chảy máu mũi cần sơ cứu ở trạm y tế gần nhất, nếu không cầm máu cần

               chuyển đến chuyên khoa tai mũi họng để xử trí kịp thời.

               5.Chăm sóc

               5.1 Nhận định

               - Hỏi


                + Hoàn cảnh xảy ra chảy máu mũi: sau chấn thương hay tự nhiên?
                + Thấy máu chảy ra ngoài hay chảy xuống họng?


                + Tiền sử có mắc các bệnh như: cao huyết áp, xơ gan hoặc các bệnh về máu
                không?


                + Có hay bị chảy máu mũi không?
                - Khám bệnh:





                                                                                                          29
   30   31   32   33   34   35   36   37   38   39   40