Page 36 - Giáo trình môn học tai mũi họng
P. 36

+ Khám toàn trạng người bệnh để phát hiện tình trạng mất máu cấp tính: như :

                kích thích vật vã, da xanh, niêm mạc nhợt, mạch nhanh, huyết áp tụt.

                + Quan sát mũi xem mức độ tổn thương? chảy máu ở lỗ mũi trước, hay lỗ mũi

                sau? Mức độ chảy nhiều hay ít? Có dị vật ở mũi không?

                - Xét nghiệm:

                + Số lượng hồng cầu, tiểu cầu , nhóm máu, máu chảy, máu đông.

                + Huyết đồ, tủy đồ.

                5.2. Chẩn đoán chăm sóc

                - Chảy máu mũi do tổn thương các mao mạch, động mạch.

                - Người bệnh lo lắng hoảng sợ chưa hiểu biết về bệnh.

                - Nguy cơ nhiễm khuẩn tại chỗ và các vùng lân cận do máu đọng và sau khi nhét

                mét.

                5.3. Lập kế hoạch chăm sóc

                - Chống chảy máu mũi.

                 - Giảm nỗi lo lắng cho người bệnh.

                - Giảm nguy cơ nhiễm khuẩn tại chỗ và các vùng lân cận .

                5.4. Thực hiện kế hoạch chăm sóc

                - Chống chảy máu mũi.

               + Ấn ngón tay đè cánh mũi vào vách ngăn, nếu chảy cả 2 bên, dùng ngón tay trỏ và

               ngón tay cái bóp nhẹ cánh mũi một lát máu có thể tự cầm.


               + Dùng một miếng bông thấm thuốc co mạch như  Ephedrin, Antipyrin 20% nhét
               chặt vào hốc mũi hoặc lá nhọ nồi, lá chuối non giã nhỏ để nhét vào hốc mũi.


                + Sau khi xử trí như trên, nếu thấy máu không tự cầm hoặc người bệnh có biểu hiện
                mất máu cấp phải chuyển ngay lên tuyến có chuyên khoa tai mũi họng để điều trị


                tiếp.
                - Giảm nỗi lo lắng cho người bệnh.





                                                                                                          30
   31   32   33   34   35   36   37   38   39   40   41