Page 34 - Giáo trình môn học tai mũi họng
P. 34
+ Do cơ thể mắc các bệnh nội khoa: cao huyết áp, các bệnh về máu (bạch cầu cấp,
suy tuỷ, bệnh ưa chảy máu), bệnh sốt xuất huyết, suy gan, thận mạn tính.
+ Chảy máu mũi nguyên phát, vô căn: chiếm 10% các trường hợp chảy máu mũi và
không tìm thấy nguyên nhân.
2. Triệu chứng lâm sàng
2.1.Chảy máu nhẹ
Thường do chấn thương nhẹ như ngoáy mũi hoặc mắc những bệnh như cúm, thương
hàn, đôi khi người khoẻ mạnh bình thường cũng có thể đột nhiên chảy máu mũi hoặc
do viêm niêm mạc mũi, dị vật trong hốc mũi hoặc dị hình về cấu trúc như lệch, vẹo
vách ngăn.
Soi mũi thấy máu chảy ra ở phần trước dưới vách ngăn hoặc niêm mạc mũi, đặc biệt
cuốn dưới, sàn, vách ngăn đều rỉ máu. Máu chảy ra không nhiều, chảy từng giọt hoặc
xì ra máu lẫn với dịch mũi và có xu hướng tự cầm.
Chảy máu cam có thể tái phát nhiều lần, thường gặp ở trẻ em, tiên lượng nhẹ.
2.2.Chảy máu nặng
Do vỡ động mạch mũi, gặp trong các bệnh như cao huyết áp, xơ vữa động mạch, xơ
gan... thường gặp ở người bệnh lớn tuổi có bệnh mạn tính.
Trong chấn thương thường tổn thương động mạch sàng gây chảy máu khó cầm.
Chảy máu nặng còn gặp do người bệnh mắc các bệnh rối loạn về đông máu hoặc
giảm tiểu cầu.
Soi mũi khó thấy điểm chảy máu vì điểm chảy máu thường ở trên cao và phía sau.
Máu có thể chảy thành tia hoặc chảy máu mũi sau, máu chảy xuống họng, người
bệnh nhổ ra máu tươi, có thể gây sặc máu ở người già và trẻ nhỏ.
Toàn trạng người bệnh biểu hiện tình trạng mất máu cấp: kích thích, hốt hoảng, vã
mồ hôi, da xanh, niêm mạc nhợt, mạch nhanh, huyết áp hạ.
28