Page 16 - Giáo trình môn học tai mũi họng
P. 16
5.2.1.Thể cấp
* Do vi khuẩn, vi rút
- Toàn thân: Người bệnh có sốt vừa hoặc sốt cao, mệt mỏi, ăn kém
- Cơ năng: Có cảm giác nóng rát, khô và đau họng, đau tăng khi nuốt
- Khám thấy:
+ Niêm mạc họng đỏ rực, amiđan sưng to, đỏ, trên bề mặt có chấm mủ hoặc màng
mủ.
+ Hạch góc hàm sưng to và đau.
* Do bạch hầu
- Toàn thân: biểu hiện hội chứng nhiễm trùng và hội chứng nhiễm độc.
- Cơ năng: Đau họng lúc đầu nhẹ sau tăng dần, chảy mũi nhầy. Giả mạc lan xuống
hạ họng, thanh quản có thể gây ho và khàn tiếng.
- Khám thấy: Trên mặt amidan có giả mạc trắng, xám rất dính, khi bóc tách dễ
chảy máu không tan trong nước. Khi thấy có giả mạc phải quyệt soi tươi và nuôi
cấy tìm vi khuẩn.
5.2.2.Thể mạn tính
- Toàn thân: nghèo nàn, thường có những đợt tái phát: sốt, mệt mỏi, hơi thở hôi.
- Cơ năng: người bệnh hay vướng, ngứa họng ho khan hay có ít đờm nhầy.
- Khám thấy: Amiđan to hoặc nhỏ nhưng trên mặt amiđan có hốc mủ. Thành sau
họng có tổ chức hạch bạch huyết dầy và đỏ, thành từng đám to nhỏ không đều gọi
là viêm họng hạt. Hoặc niêm mạc họng nhợt, khô có chỗ sừng hoá là dạng viêm
họng teo.
5.3.Cách điều trị
- Cho người bệnh nằm nghỉ tại giường, ăn thức ăn lỏng dễ tiêu, uống nhiều nước
- Súc họng bằng nước muối loãng, dung dịch TB hoặc Listerine 2 – 3 lần/ ngày.
- Giảm ho và giảm đau họng bằng thuốc đông y: quất ngâm đường, hoa hồng bạch
hấp đường phèn.
10