Page 11 - Giáo trình môn học tai mũi họng
P. 11

+ Nâng cao thể trạng.

                    + Làm thay đổi cơ địa: vitamin A, D, calci.

                    2.4. Phòng bệnh

                    - Tránh bị lạnh, ẩm đột ngột kéo dài, nên mặc ấm, đeo khẩu trang khi ra đường

                    trong mùa lạnh hoặc ngồi ở nơi có giá lùa.

                    - Cách ly hoặc đeo khẩu trang khi tiếp xúc với người bệnh viêm mũi cấp tính

                    hoặc cảm cúm.

                    - Nhỏ thuốc mũi, súc họng khi có dịch lây qua đường hô hấp.

                    -Tránh các tác nhân kích thích như bụi, khí axít hoặc kiềm mạn.

                    3. VIÊM XOANG

                    3.1. Đại cương

                    - Các  nguyên nhân gây viêm xoang gồm:

                    + Do nhiễm khuẩn: Thường xảy ra sau viêm mũi cấp, viêm họng cấp, nhiễm

                    trùng máu. Viêm xoang do răng.


                    + Do các kích thích lý, hoá, hơi khí hoá chất độc, độ ẩm cao.

                    + Do chấn thương: do tai nạn, hoả khí gây gãy xương mặt hoặc do máy bay lên

                    xuống làm thay đổi áp lực đột ngột.

                    + Do các yếu tố tại chỗ: lệch hình vách ngăn, nhét bấc mũi làm ứ tắc xoang.

                    + Do các yếu tố toàn thân: Cơ thể suy yếu, hút thuốc lá, uống nhiều rượu, rối loạn

                    nội tiết, dị ứng, mắc bệnh toàn thân: HIV, lao, tiểu đường...

                    3.2. Triệu chứng

                    3.2.1.Viêm xoang cấp tính

                    - Mệt mỏi, sốt nhẹ, trẻ em có thể sốt cao và có biểu hiện nhiễm trùng rõ

                    - Đau đầu là dấu hiệu chính, thường đau về sáng do đêm bị ứ đọng dịch xuất tiết,

                    đau thành cơn, cơn đau có tính chất chu kỳ, thường đau nhiều vào khoảng thời

                    gian từ 8 – 11 giờ.




                                                                                                             5
   6   7   8   9   10   11   12   13   14   15   16