Page 17 - Giáo trình môn học tai mũi họng
P. 17

- Trường hợp nặng, do liên cầu: Penicilline 1 - 2 triệu đv/ ngày trong 7 - 10 ngày.

                    5.4. Phòng bệnh

                    - Tránh lạnh.

                    - Giáo dục ý thức vệ sinh cá nhân và vệ sinh môi trường.

                    - Súc họng bằng nước muối loãng hàng ngày.

                    - Ăn uống tốt để tăng cường sức đề kháng.

                    6. VIÊM THANH QUẢN

                    6.1. Đại cương

                     -  Nguyên nhân viêm thanh quản cấp tính:

                    + Do vius: cúm, sởi, thủy đậu, ho gà.

                    + Do vi khuẩn, bạch hầu, lao.

                    + Viêm thanh quản rít ở trẻ em.

                    -  Nguyên nhân viêm thanh quản mạn tính:

                    + Do làm việc quá  mức của giọng.

                    + Do làm việc thường xuyên trong môi trường không khí khô.


                    + Do viêm thanh quản cấp tính không điều trị triệt để.
                    6.2. Triệu chứng


                    6.2.1. Viêm thanh quản cấp tính
                    6.2.1.1. Viêm thanh quản cấp tính thông thường


                    - Người bệnh viêm thanh quản có các triệu chứng của viêm mũi họng cấp, ho
                    khan, giọng khàn mất tiếng.


                    - Ở trẻ em có thể gây khó thở thanh quản với 3 đặc điểm chính:

                           + Khó thở chậm

                           + Khó thở thì thở vào

                           + Có tiếng rít mỗi khi hít vào.

                    - Khó thở thanh quản chia làm 3 mức độ.

                           + Cấp 1: khó thở khi gắng sức, tiếng khóc, tiếng nói thay đổi.


                                                                                                            11
   12   13   14   15   16   17   18   19   20   21   22