Page 96 - Giáo trình môn học sức khỏe môi trường dịch tễ
P. 96
1.3.2. Các biện pháp y tế:
1.3.2.1. Các biện pháp đối với nguồn truyền nhiễm:
* Đối với nguồn truyền nhiễm là người
Người bệnh:
- Chẩn đoán phát hiện sớm dựa vào:dấu hiệu lâm sàng, xét nghiệm, điều tra
dịch tễ học. Tùy thuộc đặc điểm của từng bệnh mà có thể sử dụng một
trong ba hoặc phối kết hợp giữa các phương pháp chẩn đoán kể trên.
- Khai báo hoặc thông báo quốc tế
- Cách ly: Cách ly người bệnh nhằm ngăn ngừa sự lây truyền mầm bệnh.
Đối với các bệnh nhiễm khuẩn cấp tính, việc cách li cũng dễ dàng, vì
thời gian truyền nhiễm tương đối ngắn. Tuy nhiên, đối với bệnh mạn
tính việc cách li sẽ gây khó khăn. Cách ly theo các mức độ khác nhau
tùy thuộc đặc điểm lây lan của từng bệnh. Cách li người bệnh trong
sinh hoạt hàng ngày cũng là một biện pháp tốt nhằm ngăn ngừa sự lây
lan của mầm bệnh. Bố trí xe riêng đề chở người mắc bệnh truyền
nhiễm. Cần có buồng cách ly từng loại bệnh khác nhau.
- Thời gian cách ly tùy thuộc vào thời kì truyền nhiễm
- Khử trùng: Nhằm tiêu diệt vi sinh vật gây bệnh theo các chất bài tiết ra
ngoài cơ thể bị nhiễm khuẩn bằng cách khử trùng các yếu tố bên ngoài
bị ô nhiễm.Đối với tất cả các bệnh truyền nhiễm đều cần tiến hành khử
trùng.Tẩy uế cuối cùng đối với một số bệnh như thương hàn…
- Điều trị: Điều trị đặc hiệu nhằm thanh toán trạng thái mang mầm bệnh,
phải được thực hiện triệt để khi người ốm còn ở cơ sở y tế.
- Khai báo hoặc thông báo quốc tế
- Quản lý và giám sát
* Đối với người mang mầm bệnh:
- Những người đã khỏi bệnh phải có kế hoạch định kì xét nghiệm để xác
định họ có phải là khỏi/ người lành mang bệnh hay không
- Những người làm việc cho những công ty sản xuất, kinh doanh và chế
tiến thực phẩm, các nhà máy nước, các cơ sở trông giữ trẻ cần được
khám sức khỏe định kì nhằm phát hiện sớm các bệnh truyền nhiễm
đường tiêu hóa.
92