Page 92 - Giáo trình môn học sức khỏe môi trường dịch tễ
P. 92
Người lành mang mầm bệnh: Là người bị nhiễm vi sinh vật gây bệnh
nhưng hoàn toàn không có triệu chứng lâm sàng, nhưng họ vẫn đào thải vi sinh
vật gây bệnh và làm lây cho những người xung quanh.
Vai trò của các loại nguồn truyền nhiễm:
- Người bệnh:
+ Bài tiết nhiều mầm bệnh, dễ lây cho người xung quanh
+ Dễ phát hiện, do vậy được bao vây, cách ly ngay từ đầu
- Người mang mầm bệnh:
+ Khó phát hiện do vậy không được bao vây, cách ly ngay từ đầu
+ Là nguồn lây làm cho dịch lan rộng
+ Mức độ nguy hiểm tùy thuộc vào nghề nghiệp của họ
* Nguồn truyền nhiễm là động vật.
Nguồn truyền nhiễm là động vật gồm động vật bị bệnh và động vật mang mầm
bệnh, trong đó bao gồm cả động vật hoang dã và những động vật sống gần người.
Nói chung hầu hết các bệnh của động vật đều không lây cho người và sự
lây bệnh của động vật sang người là hoàn toàn ngẫu nhiên.
Một số bệnh truyền nhiễm như: bệnh Dịch hạch, Viêm não Nhật Bản, bệnh
Dại, bệnh Ricketsia do ve… là những bệnh có ổ bệnh bệnh thiên nhiên.
Một số nguồn truyền nhiễm là động vật đáng chú ý
- Các loài thú hoang dại
- Các loài gặm nhấm đặc biệt là Chuột
- Các loài chim thiên di
- Gia cầm và một số động vật sống gần người như Bò, Lợn…
1.2.1.2. Đường truyền nhiễm:
* Yếu tố truyền nhiễm: là yếu tố của môi trường bên ngoài tham gia vào quá
trình vận chuyển vi sinh vật gây bệnh từ nguồn truyền nhiễm tới khối cảm thụ.
Ví dụ đất, nước, không khí… bị nhiễm vi sinh vật gây bệnh.
* Đường truyền nhiễm: là sự vận động của các yếu tố truyền nhiễm đưa vi
sinh vật gây bệnh từ một nguồn truyền nhiễm sang một cơ thể cảm thụ.
88