Page 94 - Giáo trình môn học sức khỏe môi trường dịch tễ
P. 94
* Tính miễn dịch:
- Miễn dịch là tính không cảm nhiễm bệnh, là phản ứng đặc hiệu của cơ
thể đối với vi sinh vật gây bệnh.
- Miện dịch chủng loại có tính di truyền
- Miễn dịch tự nhiên thụ động: Trẻ nhỏ nhận miễn dịch từ sữa mẹ.
- Miễn dịch tự nhiên chủ động: hình thành sau khi cơ thể bị nhiễm vi
sinh vật gây bệnh, bao gồm cả những trường hợp có biểu hiện triệu
chứng và những trường hợp không triệu chứng.
- Miễn dịch nhân tạo thụ động: Sử dụng các loại kháng huyết thanh,
kháng độc tố.
- Miễn dịch nhân tạo chủ động: Tiêm vac-xin phòng bệnh
1.2.2. Hai yếu tố gián tiếp của quá trình dịch:
1.2.2.1. Điều kiên tự nhiên:
Các yếu tố: thời tiết, khí hậu, điều kiện địa lý, thảm thực vật, sinh thái…
đều có ảnh hưởng đến sự tồn tại, phát sinh và phát triển của vi sinh vật gây bệnh
tại ngoại cảnh và sự tồn tại, phát triển của các Vector truyề bệnh.
1.2.2.2. Điều kiện xã hội:
Các yếu tố: kinh tế, trình độ dân trí, chăm sóc y tế… quyết định sự tồn tại,
bùng phát hoặc chấm dứt dịch bệnh truyền nhiễm.
1.3. Nguyên lý phòng chống các bệnh truyền nhiễm.
1.3.1. Các biện pháp Nhà nước:
Các biện pháp này được đảm nhiệm bởi các kế hoạch kinh tế quốc dân
nhằm cải thiện không ngừng các điều kiện sinh hoạt và lao động của nhân dân.
1.3.1.1. Các biện pháp trong kế hoạch kinh tế quốc dân:
Sự phát triển của công nghiệp: chú ý đến điều kiện làm việc hợp vệ sinh cho
công nhân. Các bệnh nhiễm khuẩn nghề nghiệp đều bị hạn chế hoặc thanh toán.
Sự phát triển nông nghiệp: Có những biện pháp phòng các bệnh truyền
nhiễm. Các biện pháp quản lý các bệnh gia súc (than, lở mồm long móng…) như
tiêm pḥng hàng loạt cho trâu ḅ, qui định điều kiện vệ sinh cho người cham sóc
gia súc… Khi khai hoang ở các vùng có ổ bệnh thiên nhiên, cần phải có biện
pháp đề phòng các bệnh địa phương.
90