Page 97 - Giáo trình môn học sức khỏe môi trường dịch tễ
P. 97
* Đối với nguồn truyền nhiễm là động vật:
- Có nhiều bệnh có nguyền truyền nhiễm là động vật như: viêm não Nhật
Bản, sốt xuất huyết, sốt rét, lở mồm long móng, cúm gia cầm, dịch
hạch…
- Cần tiến hành các biện pháp tiêu hủy/ tiêu diệt động vật (bao gồm cả
gia súc, gia cầm, côn trùng…) bị những loại bệnh truyền nhiễm mà có
thể lây truyền sang người.
- Để tiêu diệt côn trùng trung gian truyền bệnh hiệu quả, cần nắm rõ đặc
điểm sinh ký, sinh thái của côn trùng; lựa chọn thực hiện những biện
pháp phòng chống côn trùng hiệu quả như: phòng vệ cơ học, sử dụng
lưới chống côn trùng, hóa chất.
1.3.2.2 .Các biện pháp đối với đường truyền nhiễm:
Nội dung này được trình bày cụ thể ở mục phần dịch tễ học các bệnh
truyền nhiễm đường hô hấp, đường tiêu hóa, đường máu, đường da - niêm mạc.
1.3.2.3.Các biện pháp đối với khối cảm thụ:
Biện pháp hiệu quả nhất đối với khối cảm thụ là làm tăng khả năng miễn
dịch cho khối cảm thụ.
- Phương pháp gây miễn dịch chủ động (tiêm vac-xin): giúp cơ thể trở
nên hoàn toàn hay một phần không cảm nhiễm với một hay một số
bệnh truyền nhiễm nhất định.
- Nhờ miễn dịch thụ động, khối cảm thụ có thể được bảo vệ trong một
thời gian ngắn và kém hơn so với miễn dịch chủ động.
- Sử dụng hóa dược dự phòng: tạo khả năng khống chế hoặc tiêu diệt vi
sinh vật gây bệnh, tuy nhiên biện pháp này chỉ có tác dụng trong một
thời gian ngắn.
1.3.2.4. Các biện pháp tổng hợp:
- Theo lý luận thì khi bẻ gẫy bất cứ khâu nào của quá trình dịch đều có
tác dụng phòng chống dịch. Tuy nhiên cần lưu ý rằng không có khâu
nào có hiệu quả tuyệt đối. Bên cạnh đó, một biện pháp có hiệu quả về
mặt nguyên lý vẫn có thể vấp phải những khó khăn trong quá trình triển
khai thực tế.
93