Page 99 - Giáo trình môn học sức khỏe môi trường dịch tễ
P. 99
2.2.1. Người bệnh thể điển hình:
- Thời kỳ ủ bệnh:
+ Thường diễn ra trong thời gian tương đối ngắn
+ Các bệnh do vi rút thường lây từ cuối thời kì ủ bệnh
- Thời kì phát bệnh:
+ Thời kì này bệnh lây lan rất mạnh mẽ
+ Riêng với bệnh ho gà, thời kì lây kết thúc sớm hơn so với các bệnh
khác
- Thời kì lui bệnh: Khả năng lây lan của phần lớn các bệnh giảm rất nhiều ở giai
đoạn này, trừ bệnh bạch hầu vẫn có khả năng lây lan vào thời kì lui bệnh.
2.2.2. Đường truyền nhiễm:
- Phương thức lây:
+ Trực tiếp: qua đường không khí
+ Gián tiếp: qua đồ vật nhiễm mầm bệnh
- Với đường không khí, phương thức lây như sau:
+ Lây thông qua các giọt nước bọt nhỏ: Tác nhân gây bệnh từ mũi họng
của người bệnh được đào thải ra không khí xung quanh cùng các giọt
nước bọt nhỏ gồm niêm dịch, chất xuất tiết, tế bào hoạt tử. Các giọt
nước bọt này được tạo ra khi người bệnh hắt hơi, ho, xì mũi, nói
chuyện. Những người hít phải nhữn giọt nước bọt nhỏ này sẽ bị lây
nhiễm mầm bệnh.
+ Lây qua khí dung, bụi: Đây là phương thức lây của một số bệnh như
lao, bạch hầu.
2.2.3. Khối cảm nhiễm:
- Mọi cơ thể không có miễn dịch đều có khả năng cảm nhiễm với nhóm bệnh
lây truyền qua đường hô hấp.
- Bệnh gặp ở trẻ em, đặc biệt nhóm trẻ nhỏ dưới 5 tuổi nhiều hơn so với các
nhóm dân số khác.
- Nhóm bệnh này thường có miễn dịch lâu dài, trừ bệnh bạch hầu và cúm.
95