Page 91 - Giáo trình môn học sức khỏe môi trường dịch tễ
P. 91
1.2. Các yếu tố liên quan của quá trình dịch.
Quá trình dịch gồm 3 yếu tố trực tiếp và hai yếu tố gián tiếp.
1.2.1. Ba yếu tố trực tiếp của quá trình dịch:
1.2.1.1. Nguồn truyền nhiễm:
Là cơ thể sống của người hoặc động vật để cho vi sinh vật gây bệnh tồn tại
và phát triển lâu dài, dù có biểu hiện bệnh hoặc không có biểu hiện bệnh.
Có hai loại nguồn truyền nhiễm: người và động vật.
* Nguồn truyền nhiễm là người: Gồm người bệnh và người mang mầm bệnh.
Nguồn truyền nhiễm là người bệnh: Gồm người bệnh thể điển hình và
người bệnh thể không điển hình.
Người bệnh thể điển hình: Bệnh diễn biến qua 3 thời kỳ (ủ bệnh, phát
bệnh, lui bệnh).
Thời kỳ ủ bệnh đa số không lây. Một số bệnh do Virus có thể lây từ cuối
thời kỳ ủ bệnh (Bệnh Sởi, Thủy đậu, Viêm gan Virus A…).
Thời kỳ phát bệnh: Lây lan mạnh, đây là thời kỳ vi sinh vật gây bệnh vừa
phát triển mạnh trong cơ thể vừa được đào thải nhiều khỏi cơ thể người bệnh.
Trong hầu hết các bệnh truyền nhiễm thời kỳ lây kết thúc khi người bệnh hết các
triệu chứng lâm sàng (ví dụ như bệnh ho gà)
Thời kỳ lui bệnh: Đa số các bệnh truyền nhiễm đã hết lây. Tuy nhiên cũng
có một số bệnh có thời kỳ lây kéo dài sau thời kỳ lui bệnh như bệnh Bạch hầu,
Thương hàn, Lỵ Amibe...
Người bệnh thể không điển hình: Khả năng lây lan tùy thuộc vào từng
bệnh, từng thể lâm sàng khác nhau
Nguồn truyền nhiễm là người mang mầm bệnh: gồm người lành mang
mầm bệnh và người khỏi mang mầm bệnh.
Người khỏi bệnh mang mầm bệnh: Trong một số bệnh truyền nhiễm,
người bệnh đã khỏi bệnh về mặt lâm sàng, song vẫn còn lưu nhiễm vi sinh vật
gây bệnh trong cơ thể và tiếp tục đào thải vi sinh vật gây bệnh, làm lây lan cho
những người xung quanh (Như bệnh Thương hàn, Bại liệt, Lỵ Amibe...)
87