Page 95 - Giáo trình môn học sức khỏe môi trường dịch tễ
P. 95
1.3.1.2. Các biện pháp trong lĩnh vực vệ sinh:
- Các biện pháp Nhà nước trong lĩnh vực vệ sinh công cộng (xây dựng nhà ở,
các tiện nghi vệ sinh…), đây là những nhân tố thường xuyên có tác dụng
phòng các bệnh nhiễm khuẩn.
- Cung cấp nước cho một khu dân cự là một yếu tố quan trọng trong việc đề
phòng các bệnh nhiễm khuẩn đường ruột.
- Việc vận chuyển và xử lý phân rác là một biện pháp nhằm quản lý các bệnh
đường ruột.
- Chống ruồi sẽ thu được kết quả tốt nếu xây dựng tốt các nhà xí tự hoạt, nhà
xí 2 ngăn hợp vệ sinh, xử lý rác thích hợp.
- Chôn cất chu đáo tử thi người và súc vật nhằm ngăn ngừa lây truyền bệnh
tật
1.3.1.3. Các tiêu chuẩn và điều lệ vệ sinh:
- Các tiêu chuẩn và điều lệ vệ sinh thực phẩm cần được thực hiện nghiêm
chỉnh ở các xí nghiệp thực phẩm và nơi phân phối thực phẩm.
- Đối với gia súc cung cấp sữa cần thường xuyên theo dõi sức khỏe, nếu thấy
súc vật bị mắc bệnh thì cần để riêng và tiến hành khử trùng sữa triệt để.
Tuyệt đối không để người mang vi khuẩn đường ruột là công tác vắt sữa.
- Đối với rau, quả ăng sống, không được bón phân tươi trong quá trình trồng
trọt. Những biện pháp kể trên có tính chất kinh tế hơn là y tế, và có liên quan
đến tất cả các mặt hoạt động kinh tế, văn hóa quốc dân.
1.3.1.4. Giáo dục sức khỏe:
Giáo dục sức khỏe đã được tuyên ngôn Alma Ata (1978) coi như giải pháp
hàng đầu để thực hiện chiến lược toàn cầu - “Sức khỏe cho mọi người đến”.
Sau hội nghị Alma Ata, ngành Y tế Việt Nam cũng đã đưa giáo dục sức
khỏe trở thành chức năng số một của tuyến y tế cơ sở trong nội dung chăm sóc
sức khỏe ban đầu.
91