Page 100 - Giáo trình môn học sức khỏe môi trường dịch tễ
P. 100
2.3. Đặc điểm dịch tễ học.
- Bệnh thường xảy ra ở những nơi dân cư đông đúc, mật độ tiếp xúc cao, nhà
ở chật chội, ẩm thấp, những nơi công cộng tập trung đông người.
- Các bệnh nhóm này dễ lây và lây lan rất nhanh chóng
- Phần lớn bệnh có tính chất chu kì
- Bệnh có tính theo mùa - bệnh tăng cao vào những tháng lạnh và ẩm
- Tỷ lệ mắc bệnh ở trẻ nhỏ cao hơn so với các nhóm dân số khác
2.4. Các biện pháp phòng chống.
2.4.1. Các biện pháp đối với nguồn truyền nhiễm:
- Chẩn đoán phát hiện dựa vào:
+ Dấu hiệu lâm sàng: dựa vào biểu hiện lâm sàng (sởi, quai bị, thủy đậu,
ho gà…)
+ Xét nghiệm
+ Dịch tễ học: Cúm…
- Khai báo: Khai báo bắt buộc
- Cách ly: Tại cơ sở y tế hoặc tại nhà
- Khử trùng: Cần thiết đối với một số bệnh như Bạch hầu, lao, đậu mùa
+ Khử trùng các vật dụng như: khăn mặt, quần áo, chăn gối, cốc uống
nước, bát đũa…
+ Đối với những bệnh như ho gà, thủy đậu, sởi chỉ cần mở cửa cho thông
thoáng không khí.
- Điều trị:
+ Các bệnh do vi khuẩn: Điều trị bằng kháng sinh đặc hiệu
+ Các bệnh do vi rút: Điều trị triệu chứng
- Quản lý, giám sát: Đây là việc làm rất cần thiết đối với các bệnh truyền
nhiễm đường hô hấp nhằm giảm nguy cơ lây nhiễm rộng rãi cho cộng đồng.
2.4.1. Các biện pháp đối với đường truyền nhiễm:
Các biện pháp đối với đường truyền nhiễm ít có hiệu quả trong dự phòng
dịch bệnh truyền nhiễm đường hô hấp.
96