Page 12 - Giáo trình môn học sức khỏe môi trường dịch tễ
P. 12

-     Nhiệt độ cao + Độ ẩm cao (nóng ẩm) gây cản trở quá trình thải nhiệt, nên

                  cơ thể tích nhiệt dẫn đến say nóng.

                  -     Nhiệt độ cao + Độ ẩm thấp (nóng khô) gây mất nước nhiều, dẫn đến hiện

                  tượng suy kiệt, nhất là ở trẻ em người già (hội chứng Moriquan).

                  -     Nhiệt độ thấp + Độ ẩm cao (lạnh ẩm) gây mất nhiệt dẫn đến cảm lạnh.

                  -     Nhiệt độ thấp + Độ ẩm thấp (lạnh khô) gây da khô, nứt nẻ, chảy máu.

                        Độ ẩm không khí cũng góp phần cùng với nhiệt độ không khí quyết định

                  khả năng tồn tại các loại vi sinh vật, ký sinh trùng gây bệnh, đặc biệt là các loại

                  nấm thường thích nghi ở nơi có độ ẩm cao. Ở Việt Nam độ ẩm cao do vậy các

                  bệnh nấm phát triển nhanh mạnh.

                                       Bảng tiêu chuẩn nhiệt ủ ẩm được đề nghị

                                     Nhiệt độ không khí              Độ ẩm tương đối

                                           22 - 23 C                     80 - 75 %
                                                   0
                                                   0
                                           24 - 25 C                     70 - 65 %
                                           26 - 27 C                     60 - 55 %
                                                   0

                  3.1.3. Sự chuyển động của không khí:

                        Không khí luôn chuyển động, sự khác nhau giữa nhiệt độ và áp lực các nơi

                  trên trái đất gây ra các luồng gió lên hay gió xuống. Mỗi nơi tuỳ theo mùa, có

                  những luồng gió thổi theo chiều nhất định.

                        Gió làm đảo lộn các lớp không khí, vận chuyển vi sinh vật gây bệnh, nấm,

                  xạ khuẩn từ nơi có bệnh đến nơi không bệnh.

                        Gió làm tăng sự bốc hơi nước, làm cho độ ẩm của không khí tăng lên.

                        Gió giúp cho cơ thể bay hơi mồ hôi làm giảm nhiệt cho cơ thể, đặc biệt là quá

                  trình tỏa nhiệt của cơ thể. Khi nhiệt độ không khí thấp hơn nhiệt độ mặt da thì

                  luồng không khí bên ngoài có thể đột phá lớp không khí trực tiếp xung quanh cơ

                  thể, làm cho lớp không khí lạnh hơn luồn vào da, làm tăng sự toả nhiệt.

                  3.1.4. Bức xạ nhiệt:

                        Trong ánh sáng mặt trời có các phổ bức xạ sau: tia hồng ngoại, tử ngoại, tia

                  thấy, tia cực tím…  có ý nghĩa sinh học khác nhau.






                                                                                                           8
   7   8   9   10   11   12   13   14   15   16   17