Page 14 - Giáo trình môn học sức khỏe môi trường dịch tễ
P. 14
3.2.2. Kinh tế, thu nhập, nghề nghiệp, việc làm:
Mỗi khu vực có phương thức sản xuất khác nhau và tác động nhất định lên
sức khỏe người dân như cường độ lao động, thời gian lao động, môi trường lao
động, ở khu vực nông thôn khác khu vực đô thị.
Thu nhập có ảnh hưởng quan trọng đối với sức khỏe vì nó quyết định mức
sống của mỗi cá nhân và gia đình họ. Thu nhập tăng thì tình trạng sức khỏe được
cải thiện. Việc làm không ổn định, nghề nghiệp nhiều rủi ro, thu nhập thấp làm
giảm sức khỏe, nhất là phụ nữ và trẻ em.
Khi xem xét mối quan hệ giữa việc làm, thu nhập với sức khỏe cần chú ý
tính chất công việc, chế dộ làm việc, nghỉ nghơi, cường độ lao động, điều kiện
lao động, nguy cơ tiếp xúc với độc hại, tai nạn lao động, phương tiện bảo hộ và
chế độ bảo hiểm.
3.2.3. Các yếu tố văn hóa:
Trình độ văn hóa: ảnh hưởng đến hiểu biết, thái độ, thực hành đối với sức
khỏe và việc bảo vệ sức khỏe của cá nhân và cộng đồng.
Phong tục tập quán: mỗi nơi có phong tục tập quán khác nhau, các phong
tục tâp quán này ảnh hưởng mạnh mẽ đến khả năng đối phó với các vấn đề sức
khỏe, có thói quan ảnh hưởng tốt đến sức khỏe, cũng có thói quen ảnh hưởng
xấu đến sức khỏe
3.2.4. An sinh xã hội và gia đình:
Sự hỗ trợ xã hội và các mối quan hệ gần gũi, thân thiện có tác dụng bảo vệ
sức khỏe cho mỗi cá nhân, gia đình và cộng đồng. Ngược lại, các mâu thuẫn
trong gia đình, cộng đồng và xã hội bao giờ cũng gây ra các gánh nặng tâm lý
(stress) có ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, nhất là không có lợi cho sức khỏe tâm
thần.
10