Page 10 - Giáo trình môn học sức khỏe môi trường dịch tễ
P. 10
2.2. Các hợp phần của sức khỏe.
2.2.1. Sức khỏe thể chất:
Đó là sự sảng khoái và thoải mái về thể chất. Càng sảng khoái, thoải mái
càng chứng tỏ bạn là người khoẻ mạnh. Cơ sở của sự sảng khoái, thoải mái thể
chất là:
- Sức lực: Khả năng hoạt động của cơ bắp mạnh, có sức đẩy, sức kéo, sức
nâng cao… do đó làm công việc chân tay một cách thoải mái như mang vác,
điều khiển máy móc, sử dụng công cụ…
- Sự nhanh nhẹn: Khả năng phản ứng của chân tay nhanh nhạy, đi lại, chạy
nhảy, làm các thao tác kỹ thuật một cách nhẹ nhàng, thoải mái.
- Sự dẻo dai: Làm việc hoặc hoạt động chân tay tương đối lâu và liên tục mà
không cảm thấy mệt mỏi.
- Khả năng chống đỡ được các yếu tố gây bệnh: ít ốm đau hoặc nếu có bệnh
cũng nhanh khỏi và chóng hồi phục.
- Khả năng chịu đựng được những điều kiện khắc nghiệt của môi trường:
Chịu nóng, lạnh, hay sự thay đổi đột ngột của thời tiết.
Đây chính là trạng thái thăng bằng của mỗi hệ thống và sự thăng bằng của
4 hệ thống: Tiếp xúc, vận động, nội tạng và điều khiển của cơ thể.
2.2.2. Sức khỏe tâm thần:
Đó là sự thỏa mãn về mặt giao tiếp xã hội, tình cảm và tinh thần, của nếp
sống lành mạnh, văn minh và có đạo đức. Cơ sở của sức mạnh tinh thần là sự
thăng bằng và hài hoà trong hoạt động tinh thần giữa lý trí và tình cảm. Nó được
thể hiện ở sự sảng khoái, ở cảm giác dễ chịu, cảm xúc vui tươi, thanh thản, ở
những ý nghĩ lạc quan, yêu đời, ở những quan niệm sống tích cực, dũng cảm,
chủ động; ở khả năng chống lại những quan niệm bi quan và lối sống không
lành mạnh.
Sức khỏe tâm thần liên kết với cảm giác cân bằng. Không có trạng thái này,
tâm không thể nào khỏe mạnh. Các nguyên tắc của sự cân bằng là: tự biết mình,
sãn sàng chịu trách nhiệm với những việc mình làm, niềm tin vào chân lý, khoan
dung, hiện diện là chính chúng ta.
6