Page 15 - Giáo trình môn học sức khỏe môi trường dịch tễ
P. 15

4.     Những định hướng cơ bản cho môi trường lành mạnh.

                  4.1. Bầu không khí trong sạch.

                        Không khí rất cần thiết cho sự sống, nếu thiếu không khí, con người sẽ chết

                  chỉ sau một vài phút. Ô nhiễm không khí là một trong những vấn đề môi trường

                  trầm trọng nhất trong các xã hội ở tất cả các cấp độ phát triển kinh tế khác nhau.

                        Trên thế giới, hàng ngày có khoảng 500 triệu người phải tiếp xúc với một

                  hàm lượng lớn ô nhiễm không khí trong nhà ở các dạng như: khói từ các lò sưởi

                  không kín hoặc lò sưởi được thiết kế tồi và khoảng 1,5 tỷ người ở các khu vực

                  thành  thị  phải  sống  trong  môi  trường  bị  ô  nhiễm  không  khí  nặng  nề  (WHO,

                  1992). Sự phát triển của ngành công nghiệp đi đôi với việc thải ra số lượng lớn

                  các khí và các chất hạt từ quá trình sản xuất công nghiệp và từ quá trình đốt cháy

                  các nhiên liệu hoá thạch cho nhu cầu giao thông vận tải và lấy năng lượng. Khi

                  các tiến bộ công nghệ đã bắt đầu chú trọng đến việc kiểm soát ô nhiễm không khí

                  bằng cách giảm việc thải ra các chất hạt thì người ta vẫn tiếp tục thải ra các chất

                  khí, do vậy ô nhiễm không khí vẫn còn là vấn đề lớn. Mặc dù hiện nay nhiều

                  nước phát triển đã có những nỗ lực lớn để kiểm soát cả việc thải khí và các chất

                  hạt, ô nhiễm không khí vẫn là nguy cơ đối với sức khoẻ của nhiều người.

                        Ở những xã hội phát triển nhanh chóng, việc kiểm soát ô nhiễm không khí

                  không được đầu tư thích hợp vì còn những ưu tiên khác về kinh tế và xã hội.

                  Việc phát triển công nghiệp nhanh chóng ở những nước này đã xảy ra đồng thời

                  với việc gia tăng lượng ô tô và các loại xe tải khác, nhu cầu điện thắp sáng tại

                  các hộ gia đình cũng tăng lên, dân số tập trung ở các khu đô thị hoặc các thành

                  phố lớn. Kết quả là một số thảm họa ô nhiễm không khí tồi tệ nhất trong lịch sử

                  thế giới đã xảy ra.

                        Ở các quốc gia nơi mà việc sử dụng các nguồn năng lượng sạch ở các hộ

                  gia đình vẫn chưa được chú trọng, ô nhiễm không khí đã trở thành một vấn đề

                  trầm trọng vì năng lượng dùng để sưởi ấm và đun nấu còn thiếu và sản sinh ra

                  rất nhiều khói, dẫn đến ô nhiễm trong nhà và ngoài trời. Kết quả là con người có
                  thể bị kích thích màng nhầy, mắc các bệnh hô hấp, bệnh phổi, các vấn đề về mắt

                  và tăng nguy cơ bị ung thư.





                                                                                                          11
   10   11   12   13   14   15   16   17   18   19   20