Page 8 - Giáo trình môn học sức khỏe môi trường dịch tễ
P. 8
1.3.4. Môi trường còn có chức năng lưu trữ và cung cấp nguồn thông tin cho
con người.
Môi trường và trái đất là nơi lưu trữ lịch sử trái đất, lịch sử tiến hóa và phát
triển văn hóa của loài người. Môi trường cung cấp và lưu trữ cho con người
những nguồn gen, các loài động thực vật, các vẻ đẹp, cảnh quan có giá trị thẩm
mỹ, các hệ sinh thái tự nhiên và nhân tạo.
1.3.5. Môi trường chính là nơi bảo vệ con người và sinh vật khỏi những tác
động từ bên ngoài.
Môi trường bảo vệ con người và sinh vật khỏi những tác động từ bên ngoài
như tầng ozon trong khí quyển có nhiệm vụ hấp thụ và phản xạ lại những tia cực
tím có hại cho sức khỏe con người từ năng lượng mặt trời chiếu xuống trái đất.
1.4. Các mức độ tiếp xúc môi trường.
1.4.1. Môi trường gia đình:
Còn gọi là “Vi môi trường”, nó liên quan tới môi trường nhà ở. Việc tiếp xúc
có thể được xác định do tình trạng bụi, vi khí hậu nhà ở, các thói quen ăn uống
của cá nhân hay gia đình, dụng cụ nấu nướng, các thú vui và các thói quen khác
(chẳng hạn hút thuốc hay uống rượu), việc sử dụng các phép trị liệu, các loại
thuốc, mỹ phẩm, thuốc sát trùng, hoá chất bảo vệ thưc vật.
1.4.2. Môi trường làm việc:
Đối tượng có thể sống phần lớn cuộc đời của họ trong các môi trường nghề
nghiệp như mỏ than, xưởng thép… Nơi có thể có các vấn đề riêng về môi
trường. Các thời kỳ học tập ở trường hoặc ở cơ sở giáo dục khác nhau cũng
được xem xét trong dạng môi trường này, ở khu vực này thường liên quan đến
tính chất nghề nghiệp của cá thể.
1.4.3. Môi trường cộng đồng:
Trong khu vực có giới hạn như tiểu khu, thôn xóm, xã, quận, huyện mà con
người trực tiếp sinh sống tại đó. Họ có thể bị tác động bởi ô nhiễm không khí,
tiếng ồn, nước thải, tập quán sinh hoạt, các yếu tố xã hội khác của cộng đồng:
An ninh chính trị, các tệ nạn xã hội, phong trào văn hoá, thể thao…
4