Page 7 - Giáo trình môn học sức khỏe môi trường dịch tễ
P. 7
1.3. Chức năng của môi trường.
1.3.1. Môi trường chính là không gian sống của con người và các loài sinh
vật.
Hằng ngày mỗi người chúng ta cũng cần có những khoảng không gian sống
như nhà ở, nơi nghỉ, sản xuất… Điều đó đòi hỏi môi trường cần phải có phạm vi
không gian thích hợp với mỗi người. Với sự phát triển vượt bậc của khoa học
công nghệ như hiện nay thì môi trường cũng thay đổi một cách rất lớn và đang
theo chiều hướng xấu và ảnh hưởng rất nhiều đến hệ sinh thái.
1.3.2. Môi trường là nơi chứa đựng các nguồn tài nguyên cần thiết cho đời
sống cũng như sản xuất của con người.
Môi trường chính là nguồn tạo ra và chứa đựng những tài nguyên thiên
nhiên phục vụ cho cuộc sống con người. Rừng: có chức năng cung cấp nước,
bảo tồn độ phì nhiêu và đa dạng sinh học của đất, cung cấp nguồn củi gỗ, dược
liệu và cải thiện điều kiện sinh thái. Động, thực vật cung cấp lương thực, thực
phẩm và các nguồn gen quý hiếm. Các thủy lực: cung cấp dinh dưỡng, nước,
nguồn thủy hải sản và nơi vui chơi giải trí. Không khí, nhiệt độ, nước, gió, năng
lượng mặt trời có chức năng duy trì các hoạt động trao đổi chất. Dầu mỏ, quặng,
kim loại cung cấp nguyên liệu cho hoạt động sản xuất.
1.3.3. Môi trường còn là nơi chứa đựng các chất thải do con người tạo ra
trong quá trình sống và lao động sản xuất.
Dưới tác động của vi sinh vật và các yếu tố môi trường, các chất thải được
phân hủy từ những chất phức tạp thành những chất đơn giản hơn, tham gia vào
các quá trình sinh địa hóa. Tuy nhiên, sự gia tăng dân số, quá trình công nghiệp
hóa, đô thị hóa làm cho chức năng tái tạo và khả năng đệm của của môi trường
bị quá tải do lượng chất thải quá lớn và độc hại, vi sinh vật gặp nhiều khó khăn
trong quá trình phân hủy chất thải. Do đó, chất lượng môi trường càng ngày
càng giảm dần và ô nhiễm nghiêm trọng hơn.
3